Cháy ở gần chợ Cồn (TP. Đà Nẵng) gần 100 cán cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC cùng 6 xe chữa cháy đã khẩn trương có mặt để dập lửa.
Các cửa hàng đặc sản tại các chợ du lịch như chợ Cồn, chợ Hàn; các siêu thị đặc sản tại TP. Đà Nẵng đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến mua các đặc sản làm quà cho người thân sau dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sức mua tăng, tiểu thương phấn khởi. Với chương trình kích cầu mua sắm, tiểu thương chợ Hàn - chợ du lịch Đà Nẵng đang háo hức đón khách du lịch trong dịp lễ 30/4, 1/5.
Tại chợ 4.0, người dân và du khách đi chợ chỉ cần quét mã VietQR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money để thanh toán tiền hàng. TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình chợ 4.0 để khuyến khích, tạo điều kiện cho tiểu thương và người dân đi chợ quen dần với thanh toán không dùng tiền mặt.
Lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng bác bỏ tin đồn thành phố sẽ hạn chế đi lại, và khẳng định "Không ngăn sông cấm chợ", sẽ đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống; đảm bảo cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Ngoại trừ trường hợp thật cần thiết phải tạm dừng hoạt động trong thời gian ngắn để khử khuẩn, còn lại, các chợ tại TP. Đà Nẵng sẽ luôn mở cửa để phục vụ người dân mua sắm Tết. Để việc mở chợ an toàn, ý thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch giữ vai trò quyết định.
Từ 8h sáng nay (16/9) TP. Đà Nẵng cho phép các đơn vị cung ứng hàng hóa thiết yếu như chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng gạo….bán hàng trực tiếp cho người dân tại khu vực vùng vàng (5 ngày đi mua hàng 1 lần), vùng xanh (3 ngày đi mua hàng 1 lần).
Từ 8h ngày 5/9, TP. Đà Nẵng thay đổi các biện pháp chống dịch để phù hợp với tình hình mới. Ghi nhận trong ngày đầu triển khai việc cho người dân tại vùng xanh đi chợ trở lại, hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân với giá cả ổn định, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch.
Người mua hàng sẽ lựa chọn mặt hàng và ghi đơn, sau đó đến khu vực nhận hàng để đợi. Đơn hàng sẽ được chuyển vào trong chợ để các tiểu thương soạn hàng rồi đưa ra khu vực nhận hàng để giao hàng cho người dân và thanh toán. Mô hình cung ứng hàng hóa sáng tạo này đang được thực hiện tại chợ Hàn (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng), vừa đảm bảo giãn cách phòng chống dịch, vừa đảm bảo thực hiện mua bán nhanh chóng.
Một số chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng gồm chợ An Hải Bắc, chợ Hòa Khánh, chợ Nam Ô, chợ Hòa Mỹ, chợ Hòa An đã được mở cửa trở lại với số lượng tiểu thương giới hạn, cung cấp các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu. Công tác phòng chống dịch Covid – 19 được giám sát chặt chẽ, đảm bảo trong quá trình mua bán.
Các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đồng loạt triển khai thu thẻ vào chợ để kiểm soát lượt người ra vào chợ. Tuy nhiên, một số tuyến đường xung quanh các chợ trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng một số người dân bán hàng rong, tập trung đông người làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch Covid – 19.
Ngoài chuẩn bị những phần quà hấp dẫn để chào đón khách tham quan mua sắm, tiểu thương các chợ du lịch (chợ Hàn, chợ Cồn) tại TP. Đà Nẵng còn đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhất là trong dịp lễ 30/4 - 1/5 tới đây.
Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, hiện tiểu thương đang kinh doanh buôn bán tại các chợ ở Đà Nẵng đang thúc đẩy kênh bán hàng gián tiếp qua điện thoại, kinh doanh trực tuyến qua facebook, zalo, lên sàn thương mại điện tử...bên cạnh giao dịch bán trực tiếp.
UBND TP. Đà Nẵng quyết định tiếp tục thực hiện phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn. Mặc dù một số chợ trên địa bàn thành phố phải tạm đóng cửa do có tiểu thương nhiễm Covid-19, tuy nhiên, hàng hóa tại các chợ khác, các siêu thị dồi dào, không có tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm.
Người dân Đà Nẵng sáng nay (12/8) bắt đầu thực hiện quy định mang theo “thẻ vào chợ” khi đi chợ. Người dân và tiểu thương cho biết họ ủng hộ quyết định “đi chợ bằng thẻ” để chung sức cùng thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Tiểu thương 4 chợ lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng đồng loạt mang áo đồng phục “Đà Nẵng ơi cố lên” để hưởng ứng chiến dịch cộng đồng chung tay chống dịch Covid – 19 bằng cam kết niêm yết giá, bán đúng giá, không tăng giá bất hợp lý, thực hiện đúng các quy định phòng chống dịch Covid – 19.
Sở Công Thương TP. Đà Nẵng khẳng định không có chuyện đóng cửa chợ, siêu thị, không có chuyện ngăn cản vận chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm vào thành phố. Đại diện tất cả các siêu thị cam kết hàng hóa về liên tục hàng ngày, không có chuyện đứt hàng, khan hàng, hết hàng.
Giá cả hầu hết các mặt hàng phục vụ cúng Tết Đoan Ngọ năm nay tại TP. Đà Nẵng tương đối ổn định so với ngày thường, ngoại trừ mặt hàng hoa. Sức mua năm nay giảm mạnh so với mọi năm.
Trải qua 3 vòng chấm chọn, UBND TP. Đà Nẵng đã quyết định trao 2 giải nhì, một giải Ba và 1 giải cộng đồng cho 4 phương án thiết kế kiến trúc chợ Cồn tốt nhất với tổng giá trị giải thưởng 540 triệu đồng. Ngoài ra, hỗ trợ 10 đơn vị qua vòng sơ khảo nhưng không đạt giải tổng số tiền 160 triệu đồng.
Theo đồ án quy hoạch chung Đà Nẵng vừa được HĐND thành phố thông qua, TP. Đà Nẵng cần nguồn vốn đầu tư gần 300 nghìn tỷ đồng để thực hiện các dự án để tái thiết đô thị, trong đó có nhiều dự án trọng điểm trực tiếp làm động lực thúc đẩy ngành Công Thương Đà Nẵng phát triển.
Thịt heo nhập khẩu đã được bày bán tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã được hơn 1 tháng và người tiêu dùng đã bắt đầu chấp nhận sản phẩm này.
Sở Công Thương Đà Nẵng đã yêu cầu Ban quản lý các chợ không cho người tiêu dùng không mang khẩu trang ra vào chợ, kiên quyết xử phạt đối với những trường hợp không mang khẩu trang khi mua bán tại chợ. Đồng thời, giám sát, nhắc nhở người tiêu dùng đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người với người khi mua bán tại các chợ.
Các chợ, siêu thị trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn mở cửa, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian thực hiện cách ly toàn dân.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng hoạt động phục vụ ăn uống tại chỗ đối với các hình thức kinh doanh ăn uống từ 15h ngày 29/3 đến hết ngày 15/4/2020, khuyến khích việc bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi.
Từ khi có dịch Covid-19, nhất là sau khi TP. Đà Nẵng có ca dương tính đầu tiên với virus SARS-CoV-2, lượng khách đến mua sắm, tiêu dùng tại các chợ truyền thống giảm mạnh, nhiều tiểu thương đã gửi thông báo tạm dừng đóng cửa 2 - 3 tháng.
Từ ngày 21/3 – 27/3, tại tầng 3, Trung tâm thương mại chợ Cồn, TP. Đà Nẵng tổ chức trưng bày bản vẽ các phương án dự thi thiết kế kiến trúc chợ Cồn và lấy ý kiến đánh giá của người dân về các phương án thiết kế.
Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid – 19) gây ra, trong 2 ngày 13 và 14/2, Công ty Quản lý và Phát triển các chợ - Sở Công Thương Đà Nẵng tổ chức tổng dọn vệ sinh và khử trùng các chợ loại I trên địa bàn thành phố.
Các tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đều chủ động mang khẩu trang y tế khi đứng quầy, niềm nở chào mời khách và nhắc nhở khách hàng mang khẩu trang khi đến những nơi đông người như chợ, để bảo vệ họ và những người xung quanh.
Đại diện Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán 2020 đa dạng, phong phú và dồi dào với tổng giá trị hàng hóa dự trữ vào khoảng 1.749 tỷ đồng. Khi nhu cầu tiêu dùng tăng, doanh nghiệp, tiểu thương sẽ điều động bổ sung hàng, đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu của người dân.
Hàng Việt ngày càng chiếm được vị thế tối ưu trong sự lựa chọn của người tiêu dùng tại TP. Đà Nẵng, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán như bánh, kẹo, mứt… Người tiêu dùng Đà Nẵng cho biết họ lựa chọn hàng Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán để an tâm về chất lượng, giá cả và “đậm vị quê hương”.