Hà Nội: Bất chấp nguy hiểm để dừng đỗ, tập kết, tháo dỡ hàng hóa ngay giữa lòng đường Yên Phụ
Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ đã tháo những nút thắt về vốn; đẩy mạnh phân cấp, tạo sự chủ động cho các địa phương.
Sáng 26/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Chợ Phú Đô: Xây dựng tiền tỷ rồi bỏ không
Khu dịch vụ thương mại- siêu thị kết hợp chợ (Thanh Hóa) hoàn thành năm 2020, nhưng đến nay chưa thể đi vào hoạt động vì chủ đầu tư xây dựng sai thiết kế.
Tổ liên ngành huyện Bố Trạch đã lấy mẫu test nhanh cá khoai tại các chợ ở huyện Bố Trạch phát hiện các mẫu cá ở đây đều dương tính với formol.
Trên địa bàn TP. Đà Nẵng hiện có 15/74 chợ đảm bảo các tiêu chí và được công nhận là chợ an toàn thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sạch của người dân và cạnh tranh được với các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì việc nhân rộng các chợ an toàn thực phẩm là việc làm cần thực hiện ngay.
Trong giai đoạn đến năm 2025, TP. Hà Nội sẽ huy động các nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo 310 chợ; trong đó xây dựng mới, xây dựng lại 141 chợ (gồm 6 chợ đầu mối); cải tạo, nâng cấp 169 chợ trên địa bàn thành phố.
Ngoại trừ trường hợp thật cần thiết phải tạm dừng hoạt động trong thời gian ngắn để khử khuẩn, còn lại, các chợ tại TP. Đà Nẵng sẽ luôn mở cửa để phục vụ người dân mua sắm Tết. Để việc mở chợ an toàn, ý thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch giữ vai trò quyết định.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND, triển khai thực hiện đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025”.
Từ ngày 16/10, TP. Đà Nẵng dừng việc kiểm soát ra vào chợ, siêu thị, trung tâm thương mại bằng thẻ QR Code mua hàng thiết yếu 3 ngày/lần. Thay vào đó, người dân khi đến chợ, siêu thị chỉ cần có mã QR Code khai báo y tế sẽ được vào mua hàng, không giới hạn thời gian, số lần ra vào chợ.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 141 chợ, trong đó có 6 chợ đầu mối. Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ.
Nhiều khu chợ tại các địa phương có dịch đang dần được mở lại để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu khi mở lại loại hình phân phối này.
Một số địa phương đã cho phép dần mở lại chợ truyền thống để đa dạng kênh phân phối, sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Tuy nhiên, việc mở lại chợ vẫn đang được triển khai thận trọng.
Các chợ, siêu thị trên địa bàn TP. Đà Nẵng tuân thủ nghiêm hướng dẫn hoạt động thích ứng an toàn với dịch Covid - 19 do Sở Công Thương ban hành; các cửa hàng bán hàng mang về, cắt tóc đông khách; người dân tuân thủ 5K, hào hứng và yên tâm khi tham gia các hoạt động.
Hiện dịch Covid – 19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã được kiểm soát. Tuy nhiên, chính quyền thành phố vẫn khá “dè dặt” mở lại các chợ. Trong khi đó, tình trạng bán hàng tự phát lại khá “rầm rộ” và có xu hướng tăng.
Dự kiến từ tối 20/9, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh) hoạt động trở lại. Tại Đồng Nai, một số chợ truyền thống, cửa hàng bán mang về được mở lại hoạt động đồng thời bảo đảm quy định phòng chống dịch, từ đó giải quyết bài toán cung cầu hàng hóa tại các tỉnh phía Nam.
Từ 8h ngày 16/9, người dân TP. Đà Nẵng tại vùng vàng sẽ được đi chợ, siêu thị với tần suất 5 ngày/lần; vùng xanh tần suất 3 ngày/lần. Doanh nghiệp sản xuất được tăng số lượng người lao động lên tối đa từ 70 – 100%. Nhiều dịch vụ kinh doanh tại vùng vàng, vùng xanh được mở cửa hoạt động.
Mô hình bán hàng theo combo (bán hàng theo gói) được triển khai mạnh ở TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, giúp cung ứng hàng hóa thiết yếu đến với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc và hạn chế nguy cơ dịch bệnh. Đây cũng là mô hình Bộ Công Thương đề xuất đẩy mạnh triển khai thời gian tới để giữ an toàn cho kênh phân phối.
Trước thông tin TP. Đà Nẵng có thể đóng cửa 7 ngày, nhiều người dân trên địa bàn thành phố đã đến chợ, siêu thị mua lương thực, thực phẩm. Cùng với các chợ, một số siêu thị đã kiểm soát hiệu quả lượt ra vào siêu thị bằng thẻ QR Code mua hàng thiết yếu và kiểm soát số lượng người có mặt tại siêu thị cùng lúc để đảm bảo phòng chống dịch.
Ngày 5/8/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công văn số 4728/BCT-TTTN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19.
TP. Đà Nẵng triển khai áp dụng thống nhất thẻ QR Code mua hàng thiết yếu thay thế thẻ vào chợ QR Code để người dân lựa chọn một trong các địa mua sắm tại siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại với tần suất 3 lần/tuần, bắt đầu từ ngày 01/8 cho đến khi có thông báo mới.
Từ 18h ngày 31/7, người dân TP. Đà Nẵng khi ra đường phải có giấy đi đường; tất cả các cơ sở sản xuất, nhà máy phải tổ chức sản xuất với phương án giãn 50% ca kíp và không quá 50% số người làm việc cùng lúc. Chợ, siêu thị, tạp hóa, cửa hàng thuốc, gas, xăng dầu, ngân hàng, hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Trước thời điểm TP. Đà Nẵng thực hiện Chỉ thị 16, các siêu thị trên địa bàn thành phố đã đồng loạt tăng nguồn cung ứng thực phẩm lên 4 lần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tại các chợ truyền thống đã bắt đầu thực hiện việc tối đa 50% tiểu thương mặt hàng thiết yếu được bán hàng mỗi ngày.
Từ 12h ngày 30/7, TP. Đà Nẵng thực hiện giãn cách các sạp hàng, quầy hàng trong chợ bằng cách bố trí bán luân phiên trong ngày không quá 50% số lượng hộ tiểu thương được phép buôn bán các mặt hàng thiết yếu tại chợ (trừ các tiểu thương phân phối hàng sỉ tại chợ đầu mối Hoà Cường).
Trong ngày 28/7, TP. Đà Nẵng ghi nhận thêm 50 ca mắc Covid – 19 mới. Trong đó, có 31 ca liên quan đến cảng cá Thọ Quang. Thành phố đang tổng lực đẩy nhanh tốc độ và mở rộng đối tượng lấy mẫu xét nghiệm đối với những cá nhân liên quan đến chuỗi lây nhiễm liên quan Cảng cá Thọ Quang, lò mổ Đà Sơn; tiểu thương, người làm việc tại các chợ, siêu thị….
Những ngày gần đây, TP. Đà Nẵng liên tục ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 là tiểu thương các chợ truyền thống trên địa bàn. Cùng với đó, nhiều hàng rong, quầy sạp tự phát bán thực phẩm (chủ yếu là rau củ, thịt cá) cũng tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Ghi nhận trong sáng và trưa ngày 19/7, nguồn cung hàng hóa tại chợ dân sinh và siêu thị trên thị trường Hà Nội dồi dào, giá cả ổn định, người dân chủ yếu mua hàng tiêu dùng trong ngày chứ không tích trữ hàng hóa như những đợt dịch Covid-19 bùng phát trước đó.
Các chợ, siêu thị, kể cả trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TP. Đà Nẵng vẫn mở cửa bình thường, việc lưu thông hàng hóa đảm bảo, giá cả ổn định. Các siêu thị hiện đang chủ động tăng nguồn cung dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng đủ, dồi dào phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.