Cước tàu biển sang EU neo ở mức cao, EVFTA có thể mở ra cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics, giảm nỗi lo chi phí.
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn do chi phí logistics đường biển tăng cao, một số doanh nghiệp thậm chí không dám nhận đơn hàng xuất khẩu.
7 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 8,78 tỷ USD, tuy nhiên, ngành hàng này đối diện với khó khăn kép để đạt được mục tiêu hơn 15 tỷ USD đã đạt ra.
Hàng Việt xuất sang Canada đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh, do vậy, doanh nghiệp cần khai thác tốt hơn CPTPP để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực về xuất khẩu nông sản, dù giá nguyên liệu sản xuất và chi phí logistics tăng cao.
Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đang tăng tốc để về đích.
Cần có công cụ đo lường ‘logistics xanh’; việc xếp hạng theo chỉ số LPI phải thể hiện rõ ràng hơn; cần có phương pháp đánh giá chi phí logicstics cho phù hợp.
Phát triển logistics "xanh" là xu hướng tất yếu, đồng thời là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành logistics.
Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng và giá cả đến từ các thị trường khác.
Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Dự kiến, đầu tuần tới 3 Bộ gồm: Công Thương, Giao thông Vận tải và Ngoại giao sẽ cùng họp bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp trước căng thẳng Biển Đỏ.
Cục Xuất nhập khẩu –Bộ Công Thương thông tin, thời gian vừa qua, tại khu vực Vịnh Aden và Biển Đỏ xuất hiện tình trạng tàu biển chuyên chở hàng hóa bị tấn công.
Việc phát triển hệ sinh thái logistics mở cùng sự tăng tốc chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí cho ngành logistics Việt.
Tận dụng lợi thế từ RCEP, cùng với vị trí chiến lược giữa Bắc Á và phần còn lại của Đông Nam Á, Việt Nam dần trở thành trung tâm của các hoạt động logistics.
Nhiều giải pháp được các chuyên gia và nhà quản lý đưa ra nhằm khơi thông điểm nghẽn, phát huy tiềm năng logistics tại vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hạ tầng cao tốc nhưng còn bất cập cản trở cho hoạt động thông thương, làm tăng thời gian và chi phí logistics, giảm sức cạnh tranh dịch vụ logistics Việt Nam.
Cảng Chu Lai đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Cảng Long An hợp long 7 cầu cảng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tăng cường phát triển kinh tế liên vùng.
Để kéo giảm chi phí logistics cho nông sản, đòi hỏi hệ thống logistics phải sớm hoàn thiện rộng khắp. Đặc biệt là tại các vùng sản xuất nông nghiệp.
Chi phí logistics cao khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu dù có nhiều lợi thế nhưng không cạnh tranh lại với các nước, đặc biệt là Thái Lan.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và what3words vừa ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ hậu cần thương mại điện tử và giảm chi phí logistics.
TP. Hồ Chí Minh đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông nhằm góp phần giảm chi phí cho ngành logistics.
Đường bộ là phương thức vận tải “xương sống”, chiếm khoảng 70% tổng lượng hàng hóa vận chuyển và khoảng 60% tổng chi phí logistics của cả nước.
Giá cước vận tải biển quốc tế giảm sâu nhưng chi phí logistics nội địa cao đang là thách thức lớn của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Dù giá cước vận chuyển đang giảm mạnh gần 10 lần song doanh nghiệp xuất khẩu vẫn đang phải đối mặt với bài toán chi phí bởi lượng đơn hàng sụt giảm nhiều.
Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu đang gánh nhiều khoản chi phí, khiến giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của hàng hóa.
Năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Có thể thấy, chi phí logistics đã và đang là “gánh nặng” trên vai các doanh nghiệp xuất khẩu và tình trạng này còn có thể nặng nề hơn trong năm nay.
Tham gia vào Diễn đàn Sáng kiến Hộ chiếu logistics thế giới, các doanh nghiệp có thể tiết giảm tới 40% chi phí logistics và 80% thời gian vận chuyển.
Giai đoạn qua, xuất nhập khẩu được đánh giá là một trong những điểm sáng của ngành Công Thương và nền kinh tế đất nước khi kim ngạch giữ vững đà tăng trưởng.
Quý I-2022, dù tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao. Thời gian tới, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp đà khởi sắc. Tuy nhiên, chi phí logistics tăng cao chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang là thách thức đối với doanh nghiệp (DN) xuất khẩu.