Sáng ngày 6/1/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện và bắt giữ 3 xe ô tô được thuê vận chuyển hơn 3 tấn cá tầm sống không rõ nguồn gốc.
Đồn Biên phòng Pò Hèn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) vừa bắt giữ vụ vận chuyển 500kg cá tầm Trung Quốc nhập lậu trái phép vào Việt Nam.
Trước thực trạng nhập khẩu cá tầm bừa bãi có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, môi trường trong nước, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngày 30/3/2021, Tổng cục Hải quan cho biết, sẽ chỉ đạo lực lượng hải quan các cửa khẩu biên giới kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam phải đảm bảo đúng nguồn gốc, xuất xứ và thuộc “danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam”.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản số 488/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi kinh doanh, nhập khẩu cá tầm.
Cá tầm nhập lậu giá bán chỉ bằng 2/3 so với cá tầm nuôi trong nước, không chỉ gây ảnh hưởng đến ngành thủy sản trong nước mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở, TP. Hà Nội và chợ Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả có 8/11 mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Hội cá nước lạnh Lào Cai vừa có công văn số 09/HCNL ngày 24/12 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm.
Tại Tuyên Quang, hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị cá tầm thương phẩm mở ra hướng phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.