Theo khảo sát bầu cử mới nhất, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak có thể sẽ phải đối mặt với thất bại tồi tệ nhất trong kể từ khi thành lập.
EU đã vừa khởi kiện Vương quốc Anh tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khoản trợ cấp của Anh cho các trang trại gió ngoài khơi trong bối cảnh căng thẳng hậu Brexit leo thang đáng kể.
Hai năm sau khi Vương quốc Anh chính thức rút khỏi Liên minh châu Âu, các doanh nghiệp cho biết cần phải có hành động khẩn cấp để giải quyết những khó khăn trong giao thương với khối liên minh. Tình hình tồi tệ đối với hoạt động buôn bán kinh doanh được thể hiện rõ bằng những bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội về những hàng dài xe tải chờ cập cảng Dover ở Anh.
Ngày 24/12 đánh dấu một năm kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại và hợp tác Anh - EU, khởi đầu kinh tế thật sự của Brexit có thể bắt đầu thấy một số thay đổi trong cách thức giao dịch của Anh. Bất chấp ảnh hưởng quá lớn của các cuộc đóng cửa và hậu đại dịch bùng phát trở lại trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, dữ liệu và kinh nghiệm trực tiếp của hàng trăm doanh nghiệp, có thể thấy tác động của Brexit.
Vương quốc Anh đã thay đổi quan điểm của mình về các vấn đề quản trị trong các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu về quan hệ thương mại hậu Brexit, điều dường như báo hiệu sự tiến bộ trong việc giải quyết bất đồng giữa hai bên.
Việc chính phủ Anh liên tục đe dọa rút khỏi thỏa thuận về các nội dung thương mại hậu Brexit ở Bắc Ireland đã khiến Brussels công khai các lựa chọn của EU về cách phản ứng. Nếu Vương quốc Anh viện dẫn Điều 16 của Nghị định thư Bắc Ireland, một phần của thỏa thuận Brexit, thì trên thực tế, nước này sẽ đình chỉ ít nhất một phần của hiệp ước ràng buộc quốc tế.
Theo chính phủ Anh cho biết tất cả các thỏa thuận thương mại hậu Brexit mới của Anh sẽ có lợi ích kinh tế chỉ từ 3 đến 7 bảng mỗi người trong 15 năm tới. Sự thúc đẩy kinh tế nhỏ bé - chỉ 0,01-0,02% GDP và dưới 50 bảng mỗi người mỗi năm - bị thu hẹp bởi tác động kinh tế của việc rời EU đối với chính phủ trong cùng thời kỳ ước tính 4 % GDP.
Đại sứ EU João Vale de Almeida tại Vương quốc Anh ngày 6/6 thừa nhận rằng, có rất ít sự tin tưởng giữa hai bên trước cuộc đàm phán hậu Brexit để thảo luận về các rào cản thương mại gây tranh cãi với Bắc Ireland. Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Vương quốc Anh David Frost đã công bố kêu gọi EU sửa đổi những rào cản đó, được gọi là nghị định thư Bắc Ireland - một lời kêu gọi mà EU đã phản đối trước đây.
Ngày 13/4, các nhà lãnh đạo Nghị viện châu Âu đã một lần nữa từ chối ấn định ngày phê chuẩn thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa EU và Vương quốc Anh cho đến khi London đưa ra lời cam đoan áp dụng thỏa thuận.
Ngày 15/3, Ủy ban châu Âu đã khởi động hành động pháp lý song phương chống lại Chính phủ Anh về quyết định đơn phương trì hoãn việc áp dụng các biện pháp kiểm tra hậu Brexit đối với hàng hóa nhập cảnh từ Anh vào Bắc Ireland.
Thay vì mở quà Giáng sinh, các đại sứ của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu dành ngày 24/12 để rà soát chi tiết của thỏa thuận thương mại hậu Brexit mà EU vừa đạt được với Vương quốc Anh. Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier sẽ thông báo tóm tắt về Ủy ban Đại diện Thường trực (COREPER), gồm các đại sứ từ các quốc gia EU, về thỏa thuận, được hoàn tất với hơn bốn năm sau khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời EU.
Ngày 19/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ban hành lệnh phong tỏa khẩn cấp trước làn sóng lây nhiễm Covid-19, tạo ra áp lực lớn vào phút cuối đối với các nhà đàm phán khi họ chạy đua để đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Ngày 10/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thành lập một cơ quan mới trong chính phủ để điều phối các phản ứng của chính phủ đối với "kịch bản ác mộng" về một Brexit không có thỏa thuận.
Ngày 10/12, Vương quốc Anh và Singapore đã chính thức ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) hậu Brexit, mang lại một số tin tức tích cực cho Chính phủ Anh khi nước này vẫn đang bế tắc trong các cuộc đàm phán với EU về mối quan hệ trong tương lai với khối.
Ngày 04/12, các nhà đàm phán của Anh và EU đã tạm dừng các cuộc đàm phán thương mại để kêu gọi các nhà lãnh đạo hai bên cố gắng thu hẹp khoảng cách và đạt được một thỏa thuận trực tiếp, chưa đầy bốn tuần trước khi Anh kết thúc hành trình Brexit ra khỏi khối. Sau khi không thống nhất được cơ sở cho một thỏa thuận, hai nhà đàm phán trưởng David Frost của Anh và Michel Barnier của EU cho biết sẽ báo cáo ngắn gọn với các nhà lãnh đạo để tìm kiếm động lực mới cho các cuộc đàm phán, sự việc đã vấp phải vào ngày 03/12 khi London cáo buộc Brussels đưa ra các yêu cầu mới.
Hy vọng của Anh về việc đảm bảo một thỏa thuận thương mại sớm với Mỹ đã bị dập tắt bởi lời cảnh báo từ ông Joe Biden khi trả lời phỏng vấn của New York Times ngày 2/12 rằng Mỹ sẽ không ký thỏa thuận thương mại với bất kỳ ai cho đến khi Mỹ nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngày 21/11, Anh và Canada đã ký một thỏa thuận thương mại tạm thời. Đây là thỏa thuận thương mại lớn thứ 2 mà Anh đạt được nhằm củng cố các mối quan hệ thương mại để chuẩn bị Brexit.
Theo kế hoạch khẩn cấp của EU mới được công bố, cuộc bỏ phiếu của Nghị viện châu Âu để thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit có thể bị trì hoãn đến ngày 28/12, ba ngày trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.
Ngày 7/11, các nhà ngoại giao cấp cao của Vương quốc Anh cho biết, Thủ tướng Boris Johnson sẽ chịu áp lực lớn hơn để đạt được thỏa thuận hậu Brexit với Brussels khi ông Joe Biden bước vào Nhà Trắng, trong bối cảnh lo ngại rằng một kết quả không có thỏa thuận hậu Brexit có thể đe dọa nghiêm trọng mối quan hệ với chính quyền mới dưới thời ông Biden.
Một số ý kiến ở EU cho rằng Vương quốc Anh đã “sa sút không phanh” trong các cuộc đàm phán hậu Brexit trong tuần 03/11- thời gian diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ khi mà chính phủ Anh “đặt cược” vào việc ai sẽ là người cuối cùng ở Nhà Trắng.
Ngân hàng Trung ương Anh vừa bơm thêm 150 tỷ bảng Anh (tương đương 195 tỷ USD) vào nền kinh tế sau khi cảnh bào về suy thoái kép do đại dịch Covid-19 và Brexit được đưa ra.
Đã hơn 4 năm kể từ khi Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu và gần một năm kể từ khi Thủ tướng Anh Boris Johnson thắng cử với lời cam kết “hoàn tất Brexit”. Nhưng Brexit vẫn chưa hoàn tất. Khi các nhà đàm phán của hai bên đang cố gắng trong những tuần cuối cùng của cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại khó nắm bắt, Anh và EU vẫn chưa biết liệu họ sẽ bắt đầu vào năm 2021 với một mối quan hệ đối tác có tổ chức hay một cuộc cạnh tranh lộn xộn.
Ngày 16/10, Thủ tướng Anh Johnson đã tuyên bố hủy bỏ các cuộc đàm phán hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU) và khẳng định đã đến nước Anh chuẩn bị cho kịch bản không có thỏa thuận, trừ khi Liên minh châu Âu thay đổi cơ bản lập trường. Ông Johnson cũng thẳng thắn với Brussels rằng không có ích gì khi tiếp tục đàm phán.
Trong khi nước Anh đang chuẩn bị kế hoạch hành động cho việc kết thúc giai đoạn chuyển đổi Brexit, dù có hay không có thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu, thì các quốc gia thành viên EU đang “tung ra” những chiến lược ứng phó với kịch bản không có thỏa thuận hậu Brexit, bao gồm cả khả năng nối lại các cuộc đàm phán với Anh sau khi thời hạn chót được thông qua.
Khái niệm Swexit bắt đầu xuất hiện trong thời gian mới đây khi đề cập đến việc Thụy Sĩ bỏ phiếu chấm dứt quyền tự do đi lại với Liên minh châu Âu. Ngày 27/9, các cử tri Thụy Sĩ đã dứt khoát từ chối nỗ lực dỡ bỏ thỏa thuận của nước này với EU về việc di chuyển tự do của người dân, trong một cuộc trưng cầu dân ý lặp lại như cuộc bỏ phiếu Brexit. Đảng lớn nhất trong quốc hội Thụy Sĩ, đảng chống nhập cư Thụy Sĩ (SVP), đã gọi cuộc trưng cầu dân ý này với lập luận rằng quốc gia này phải được phép tự đặt ra giới hạn về số lượng người nước ngoài đến làm việc.
Ngày 24/9 vừa qua, Trường Kinh tế London công bố báo cáo phân tích, kết luận rằng chi phí kinh tế của một Brexit không có thỏa thuận có thể tồi tệ gấp hai hoặc ba lần so với tác động của Covid.
Đạo luật với tên gọi Dự luật Thị trường nội bộ mà chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson đề xuất đã vừa vượt qua rào cản đầu tiên tại Hạ viện. Theo đó, ngày 14/9, các nghị sĩ Anh đã bỏ phiếu thông qua đề xuất thay thế các phần của thỏa thuận Brexit mà Anh đã ký với EU năm ngoái, mở đường cho Anh rời EU vào ngày 31/01. Các nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Dự luật này với tỷ lệ 340/263 phiếu thuận.
Brexit có thể tạo ra một cơ hội kinh tế chưa từng có cho Vương quốc Anh nếu nước này tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo ra một "thế lực đáng gờm" lớn hơn EU.
Lời hứa của Thủ tướng Anh Boris Johnson về các thỏa thuận thương mại hậu Brexit khi Vương quốc Anh "giành lại quyền kiểm soát" các quy tắc của mình có nguy cơ sẽ thất bại.
Ngày 31/7 là thời điểm vừa tròn sáu tháng Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi EU và bước sang giai đoạn chuyển tiếp Brexit. Nhưng giờ đây, Anh đang đứng trước nguy cơ mất khả năng tiếp cận dễ dàng vào thị trường chung rộng lớn của EU, không thể đạt được thỏa thuận đột phá với Mỹ và trên bờ vực của một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.