Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay cơn bão có tên quốc tế là Manyi, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hiệp hội ngành hàng không phải chỉ cộng kim ngạch xuất nhập khẩu của thành viên
Hiện nay, phương pháp xác định hàm lượng silic dễ tiêu cho cây trồng trong mẫu phân bón vẫn còn chưa nhất quán, gây khó khăn trong khâu công bố, kiểm tra.
Diện tích nuôi biển nước ta hơn 256.000ha, sản lượng dự báo gần 800.000 tấn nhưng khó trong công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu thị trường...
Ông Nguyễn Anh Phong: Để chuyển đổi số không xa vời với bà con nông dân
Trong 8 tháng đầu năm 2021, thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm 3,6% so với sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước, do đó, nhiều ý kiến cho rằng, thịt lợn nhập khẩu không thể ảnh hưởng đến việc giá thịt lợn giảm mạnh, giảm sâu, nhất là từ tháng 5/2021 đến nay.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn 5223/BNN-TY gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị tập trung ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ “bắt tay” cùng thực hiện Chương trình phối hợp công tác phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025.
Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 đạt thấp hơn 2 năm trước (2018, 2019), “tụt hạng” từ thứ 4 xuống thứ 9/17 Bộ ngành. Trong đó, chỉ số cải cách hành chính lĩnh vực “cải cách thủ tục hành chính” của Bộ đạt thấp, xếp thứ 16/17 Bộ.
Dù được đánh giá cao cả về hương vị và chất lượng nhưng nông sản Việt vẫn chật vật tìm chỗ đứng. Sản xuất vẫn theo kiểu phong trào, vùng nguyên liệu manh mún, thiếu chứng chỉ chất lượng khiến đầu ra khiến nông sản luôn bấp bênh. Xây dựng vùng nguyên liệu được đánh giá là công việc đầu tiên cần tính đến trên con đường đưa nông sản Việt ra thế giới.
Hội nghị trực tuyến về “Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19” vừa diễn ra tại Hà Nội.
Mặc dù đứng vị trí 17 thế giới về xuất khẩu nông sản nhưng mới chiếm 1,95% giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản của thế giới. Nguyên nhân được chỉ ra là giá trị nông sản xuất khẩu (XK) qua chế biến mới đạt 20 - 30% trong khi con số này tại Đài Loan (Trung Quốc) là 80%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở, TP. Hà Nội và chợ Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả có 8/11 mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Dự kiến đến năm 2030, dân số nước ta đạt gần 107 triệu người, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 10.000 USD. Việt Nam được đánh giá là thị trường lớn về sức tiêu dùng thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi.
6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 18,81 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. GDP ước đạt trên 1%. Ngành nông nghiệp không thay đổi mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm nay.
Trong khoảng 10 năm gần đây, sinh vật gây hại cây trồng ít xuất hiện và bùng phát. Trong khi đó, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, có thời gian sử dụng ngắn (2 - 3 năm) nên phải thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch luân chuyển hàng năm, việc này dẫn đến phát sinh chi phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước. Do đó, việc dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay không thực sự hiệu quả.
Ngày 2/6/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có gửi Công văn số 3671/BNN-CN đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố, chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn.
Đến nay, dù nhiều giải pháp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra nhằm kiểm soát giá thịt lợn, song giá không giảm mà vẫn tăng ở mức cao. Con số thống kê không chuẩn xác, chính sách lại được đưa ra trên các con số thống kế, phải chăng đây là nguyên nhân khiến giá thịt lợn neo cao?.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đồng ý phương án nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam.
Trước những diễn biến mới của dịch Covid- 19, ngày 9/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) gửi Thư tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu nông sản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường hai nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn gương mẫu trong việc giảm giá xuống quanh mức 70.000 đồng/kg lợn hơi, đây là mức giá hợp lý. Nếu không làm được, chắc chắn Chính phủ sẽ tăng cường nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, Austraylia, Canada, Lào, Campuchia.
Với mức giá xuất chuồng 75.000 đồng/kg lợn hơi thì các doanh nghiệp vẫn lãi rất cao. Do đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tất cả các doanh nghiệp lớn mang tính chất giá tham chiếu định hướng phải giảm giá xuống mức thấp hơn nữa.
Từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước có 10 ổ dịch cúm gia cầm do chủng vi rút A/H5N6, còn trên thế giới đã ghi nhận các ổ dịch bệnh cúm gia cầm tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương khẩn trương tổ chức giám sát, cảnh báo dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời.
Nhằm giảm tác động bất lợi từ việc hạn chế, tạm dừng hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) trước lo ngại dịch NcoV lây lan, tháo gỡ khó khăn, giải toả phóng hàng hoá xuất khẩu, chủ yếu là hàng nông sản, ùn ứ trên tuyến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Công Thương cũng các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời, hiệu quả.
Sự kiện 2 doanh nghiệp (DN) Công ty CP Ôtô Trường Hải (Thaco) và Công ty CP Hùng Vương (HVG) bắt tay hợp tác, là câu chuyện của đại diện các DN, đại diện các thành phần kinh tế khác nhau, cùng vẽ nên câu chuyên nông nghiệp hội nhập của Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu về sản xuất, tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu 0,5 triệu tấn vào năm 2020, cần đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Đây cũng là giải pháp quan trọng để tiến tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững.
Nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan của hai bên và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hiểu rõ các quy định, thủ tục về kiểm dịch, ngày 20/6, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội thảo quốc tế trao đổi thông tin, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, các quy định về quản lý, kiểm soát xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc.
Giữa lúc Việt Nam có dịch tả lợn châu Phi, trong ấn phẩm Sách trắng 2019, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã đưa 4 kiến nghị Việt Nam về những vấn đề liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm và trách nhiệm thông qua hệ thống nhận diện, theo dõi vật nuôi.
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại còn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất chăn nuôi, chiều 12/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có Công điện đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống rét cho đàn vật nuôi, nhất là đàn trâu, bò.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020.