Theo ĐBQH, phải làm sao phát triển được số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây chính là mấu chốt để lao động tự do được hưởng các quyền lợi nhất định.
Ngày 29/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 93,42% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Cần quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nếu tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH gia tăng.
Sáng 27/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hiện Chính phủ đang tính toán các phương án để làm sao mức tham chiếu để tính bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhóm lao động công nghệ như tài xế công nghệ, shipper, bán hàng online cần đưa vào các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
ĐBQH đề nghị, cần nghiên cứu đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực.
Theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội TP. Hà Nội, một website đã sử dụng hình ảnh trái phép, giả mạo bảo hiểm xã hội huyện nhằm tạo lòng tin và thu phí "cắt cổ".
Đại biểu Quốc hội nêu thực tế nhiều doanh nghiệp lách luật để “né” đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và rất hiếm trường hợp trốn đóng BHXH bị xử lý.
Đề xuất quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng.
Để sớm đưa ứng dụng VssID – BHXH số trên điện thoại thông minh đến với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường phổ biến đến tất cả người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh.
Trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đến người lao động (NLĐ), doanh nghiệp (DN), ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Quảng Ninh đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ, của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Nghệ An thông tin, toàn ngành đang triển khai Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021, của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh quyết định điều chỉnh thời hạn giải quyết hồ sơ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn vì Covid-19.
Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng theo lộ trình hàng năm đến khi lao động nam 62 tuổi và nữ 60 tuổi. Quy định mới này cũng đã tác động khá lớn đến người lao động, nhất là các đối tượng lao động đặc thù.
Tình trạng số người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhiều và có xu hướng gia tăng đang đặt ra những thách thức rất lớn đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song với sự triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT. Nhờ đó, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cùng với quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, sự nỗ lực chung tay của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong công tác xóa đói, giảm nghèo đã góp phần lan tỏa chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) để mọi người dân, người lao động, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội đất nước.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Văn bản số 3404/BHXH-VP gửi BHXH các tỉnh thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chủ động, linh hoạt về triển khai thực hiện chính sách trong thời điểm ứng phó, phòng chống thiên tai bão lũ.
Cuối năm 2018, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là 243 người, chiếm 0,24% dân số của huyện. Tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện của huyện rất thấp do công tác tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Bằng nhiều giải pháp, đến nay, tỷ lệ tham gia BHXH trên địa bàn đã tăng đáng kể.
Với quan điểm, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh đã tập trung tối đa nguồn lực, tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.
Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, 2 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), tại Lào Cai, nhận thức và hành động của các cấp, ngành, cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong hệ thống an sinh xã hội đối với sự phát triển và ổn định chính trị - xã hội được nâng cao, nhu cầu hiểu biết về chính sách ngày càng tăng.
Không chỉ nỗ lực và bền bỉ để thúc đẩy chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đi vào đời sống, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Cà Mau đang rất quyết tâm tăng cường cải cách thủ tục hành chính “nhanh gọn, thuận lợi, hiệu quả” nhằm giải quyết tốt các chế độ chính sách, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ điện tử, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã chủ động rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành để tích hợp, mở rộng cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia và Cổng DVC nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn số 2771/BHXH-TCKT gửi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH tỉnh Hải Dương về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tháng 9,10/2020 trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Vượt những khó khăn khách quan, nhờ chủ động phối hợp, triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt trong thực hiện các kế hoạch truyền thông, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã làm sâu sắc thêm vai trò, ý nghĩa, tính nhân văn, ưu việt của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Trong bối cảnh cả nước đối mặt với tình hình khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra với mức độ diễn biến phức tạp, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) gần như dồn lực, tập trung có những giải pháp để kịp thời đảm bảo an sinh xã hội cho người tham gia chính sách và tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp.
Trước diễn biến mới của dịch Covi-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thống nhất với đề xuất của BHXH Việt Nam về việc người sử dụng lao động gặp khó do dịch COVID-19 tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 12/2020.
7 tháng năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn của dịch bệnh, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) được triển khai hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp; số người tham gia BHXH tiếp tục phát triển.
Ngày 3/8, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tiếp tục chỉ đạo BHXH một số tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên xử lý linh hoạt, kịp thời, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến đáng lo ngại tại khu vực.