Đến nay, cả nước đã hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Nếu như những năm trước, thời điểm này đến cuối năm thị trường bán lẻ hoạt động sôi nổi. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh tại Nghệ An, một số khu chợ truyền thống lại ế ẩm, khiến không ít tiểu thương buộc phải đóng cửa, thậm chí bỏ chợ.
Ngày 6/10, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch đón công dân Quảng Bình đang lưu trú tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có nguyện vọng về quê. Tổng số lượng công dân đón trong đợt này là 2.767 người.
Sau khi nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, chiều 4/10 tại chốt vào đầu cửa ngõ tỉnh Nghệ An hàng trăm người từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chạy xe máy đi ra phía Bắc, trong số này không ít là lao động ở Nghệ An.
Nam Đông là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp để trồng các loại cây ăn quả, trong đó có cây cam. Năm nay, cam được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên sức mua yếu, đầu ra khó khăn, giá thấp nên nhiều hộ trồng cam lo lắng.
Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có trên 78.000 lao động từ các tỉnh, thành về quê tránh dịch trong đó gần 20.000 người trong độ tuổi lao động bị mất, giãn việc đang có nhu cầu tìm việc làm mới để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhiều lao động "đỏ mắt" đi nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng vẫn chưa được tiếp nhận...
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, tác động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã cam kết tỉnh tiếp tục hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 này đang tác động nặng nề đến mọi mặt của nền kinh tế, trong đó thị trường bất động sản (BĐS) đối mặt với thực trạng ảm đạm chưa từng có. Ở Nghệ An, một số phân khúc đang rơi vào tình trạng “đóng băng”, các phân khúc còn duy trì hoạt động cũng buộc phải giảm giá, cắt lỗ.
Ngày 26/8, tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa VIII, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết quy định phân cấp nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc lần đầu tiên đưa đặc sản bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh lên "sàn thương mại điện tử" đang cho thấy hướng đi đúng đắn với hàng loạt cơ hội.
Theo Sở Công Thương Quảng Bình, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn tăng trưởng khá với 5,9%. Một số ngành tăng trưởng khá gồm, công nghiệp khai khoáng, chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải…
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Nghệ An thông tin, toàn ngành đang triển khai Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021, của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trong thời điểm dịch covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các cấp Công đoàn tỉnh Nghệ An vẫn nỗ lực vượt khó để chăm lo chu đáo cho đoàn viên, người lao động.
UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tạm dừng khai thác các đường bay thương mại đến và đi từ Cảng hàng không Vinh từ 0h ngày 30/6 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.
Vượt lên những khó khăn do dịch Covid-19 mang lại, các làng nghề truyền thống trên địa bàn Nghệ An đang nỗ lực thích nghi với tình hình mới, đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.
Công ty Điện lực (PC) Hà Tĩnh đang triển khai chính sách hỗ trợ giảm tiền điện, giá điện đợt 3 cho các khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Khi liên tiếp những ca bệnh Covid-19 xuất hiện trong cộng đồng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian ngắn, khiến nơi đây đã trở thành điểm 'nóng' về dịch bệnh. Để việc thông quan tại các tuyến biên giới, cửa khẩu không bị gián đoạn, lực lượng chức năng hai địa phương này đã phải tăng cường lực lượng, đưa ra các giải pháp an toàn để vừa chống dịch vừa đảm bảo thông quan hàng hóa.
Thời điểm này, người dân trồng chè ở Nghệ An đang vào mùa thu hoạch, lại phải chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 nên xuất khẩu càng gặp khó. Là địa phương có sản lượng chè xuất khẩu lớn, nhưng khoảng 90% chè ở Nghệ An đều xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Hiện nay, tình trạng cung vượt cầu, nếu không nâng cao giá trị xuất khẩu, ngành chè Nghệ An còn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh vừa thông tin, ngày 7/6 vừa qua, mặc dù trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có những ca dương tính trong cộng đồng, nhưng lực lượng QLTT Hà Tĩnh đã vượt qua mọi khó khăn để hỗ trợ tiêu thụ gần hết 20 tấn vải thiều giúp bà con Bắc Giang ngay trong ngày đầu.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước còn diễn biến khó lường, và ngày càng có chiều hướng phức tạp, nhưng ngành dệt may Nghệ An vẫn liên tiếp đón nhận tin vui khi đơn hàng dồi dào trở lại, đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất từ nay đến cuối năm.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tuy nhiên với vai trò “Điện luôn đi trước một bước” trong việc làm “đòn bẩy” thúc đẩy sự hồi phục, mở rộng sản xuất cho các thành phần kinh tế. Thời gian qua, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế ưu tiên nguồn vốn hàng trăm tỷ đồng để đầu tư hạ tầng lưới điện phục vụ nhu cầu và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người chăn nuôi miền Trung đang chịu khó khăn kép khi giá bán sản phẩm không tăng, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng chóng mặt suốt mấy tháng qua.
Dịch Covid-19 trở lại đã làm cho ngành vận tải Nghệ An "nghiêng ngả", điêu đứng. Sau kỳ nghỉ Tết năm nay, người dân hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng và hủy các tour, tuyến du lịch đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải khách ở Nghệ An.
Tết Nguyên đán đang đến gần, những ngày này, các cấp công đoàn toàn tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động tích cực chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động. Những món quà ý nghĩa được trao đi với mong muốn mang đến cho người lao động khó khăn một cái Tết ấm áp hơn.
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Nghệ An cơ bản vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.123 triệu USD, tăng trưởng 2,3%, trở thành điểm sáng và tạo đà quan trọng để nền kinh tế hồi phục vững chắc vào năm 2021.
Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) cho biết, đã có hơn 240 ngàn khách hàng trên địa bàn tỉnh được ngành điện hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện tiêu thụ đợt 2 với tổng số tiền hơn 18 tỷ đồng.
Tín hiệu khả quan từ thị trường cùng thuận lợi từ các Hiệp định thương mại mang lại, nhiều doanh nghiệp dệt may ở Hà Tĩnh đã chốt đơn hàng đến quý II/ 2021. Với những tín hiệu này các doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về mục tiêu xuất khẩu năm 2021.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 10 năm 2020 tại Hà Tĩnh ước tính tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều gia đình ngư dân trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lâm vào cảnh khốn đốn khi hàng nghìn tấn hải sản tồn kho vì không xuất khẩu được do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn tăng trưởng khá, với mức tăng hơn 5,7% so với cùng kỳ năm 2019.