Phó Thủ tướng yêu cầu, việc xử lý Dự án Bột Giấy Phương Nam phải bám sát kết luận Bộ Chính trị, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo công khai, minh bạch...
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Tổng Công ty giấy, UBND tỉnh Long An và các bộ ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam.
Trường hợp các dự án yếu kém, doanh nghiệp không có khả năng phục hồi sẽ báo cáo, xem xét thực hiện phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương đang nỗ lực vượt khó để “hồi sinh” là vấn đề được các cơ quan báo chí quan tâm phản ánh ngày 9/5.
"Sức khỏe" của 12 dự án yếu kém ngành Công Thương giờ ra sao?
5 dự án bắt đầu "hồi sinh" và hoạt động hiệu quả,có thể ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém, thua lỗ là kết quả có được từ những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố, là niềm tin để giải quyết những khó khăn, thách thức đặt ra cho các dự án còn lại…
Việc tìm giải pháp để xử lý yếu kém của Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là yêu cầu cấp bách, do đó phải có giải pháp khả thi, xử lý dứt điểm, không để kéo dài.
Doanh thu toàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ước đạt 51.200 tỷ đồng năm 2021, bằng 116% kế hoạch năm, tăng 24% so với năm 2020. Trong đó, riêng 4 đơn vị trong nhóm 12 dự án yếu kém ngành Công Thương ước đạt 10.589 tỷ đồng, bằng 136% so với kế hoạch, tăng 74% so với thực hiện 2020.
Theo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hiện nay đối với các doanh nghiệp thuộc một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương đã và đang đốc thúc triển khai xử lý. Trong thời gian tới, các kịch bản cũng như phương án cho việc tái cơ cấu, tiếp nối các phần đang đầu tư dang dở sẽ được làm rõ hơn, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp.
Mặc dù đã có chuyển biến song tình hình khắc phục tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành Công Thương vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Trong đó, nhiều dự án thua lỗ, tạm dừng hoạt động.
Chuyển nhiệm vụ thực hiện “Xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương” tại số thứ tự thứ 17 của Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đó là nhận định tại báo cáo của Bộ Công Thương gửi các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV về kết quả xử lý các tồn tại yếu kém của 12 dự án ngành Công Thương.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương diễn ra ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định, các dự án kém hiệu quả ngành Công Thương gần đây đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn là vấn đề lớn với những dự án này.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã hình thành thói quen dùng hàng Việt Nam chất lượng đảm bảo. Trên thị trường hàng Việt ngày càng chiếm ưu thế, được ưa chuộng, nhất là người tiêu dùng ở vùng nông thôn.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp về kết quả xử lý các tồn tại yếu kém của 12 dự án ngành Công Thương diễn ra mới đây.
Quá trình xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương cuối cùng đã có tín hiệu khả quan khi nhiều dự án bước đầu tìm ra được phương án để có thể hoạt động trong bối cảnh không còn nguồn tiền ngân sách hỗ trợ. Cụ thể, Nhà máy thép Việt Trung năm 2017 đã lãi 419 tỷ đồng; Nhà máy DAP Vinachem cũng lãi hàng chục tỷ đồng. Các dự án còn lại, nhất là dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) gồm: DAP Lào Cai, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc đã vận hành ổn định với công suất cao hơn nên số lỗ lũy kế giảm đáng kể.
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng 12 dự án, doanh nghiệp của ngành Công Thương rơi vào vòng xoáy khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cần phải tiến hành xử lý. Gần 3 năm qua, cụm từ "12 dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương" chưa bao giờ bớt "nóng". Nhưng chính sức "nóng" đó đã thúc đẩy sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, cùng nỗ lực tự thân của mỗi doanh nghiệp. Đã có những dự án "hồi sinh", tự tin bước ra khỏi "danh sách đen" đầy ám ảnh.
Chiều 1/11, trong phiên chất vấn tại Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, hiện Thanh tra Chính phủ đã có dự thảo kết luận thanh tra đối với hai dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 và Dự án Đạm Hà Bắc. Đồng thời khẳng định kết luận thanh tra của Bộ Công Thương ở một số dự án được giao thanh tra là đúng quy định của pháp luật.
Ba tháng cuối năm 2018, công tác xử lý các tồn tại thuộc 12 dự án ngành Công Thương phải được thực hiện rốt ráo hơn, phải đạt mục tiêu của Nghị quyết là tạo được bước chuyển biến căn bản và tạo tiền đề đến 2020 căn bản xử lý xong. Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, diễn ra vào chiều 21/9.
Thông tin tại cuộc họp của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì, diễn ra chiều ngày 21/9/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết: Tình hình ở 12 dự án có chuyển biến tích cực. Bộ Công Thương đã hoàn thành 41 trong tổng số 66 nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2017-2018.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 285/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DN nhà nước và phát triển DN 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018. Đáng chú ý, việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương đạt kết quả quan trọng.
Bài học từ nhận thức đến hành động đối với công tác chống lãng phí đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các dự án yếu kém ngành Công Thương.