
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19 hiện nay trên địa bàn, tỉnh Tiền Giang đã kích hoạt đông bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện “mục tiêu kép”vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN).

Cho đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang khiến cho cộng đồng doanh nghiệp, người lao động rơi vào vòng xoáy bấp bênh. Vì vậy, việc tháo gỡ các nút thắt từ các gói chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động thật sự cấp thiết.

Hướng tới Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7), Bộ Y tế vừa ban hành văn bản chỉ đạo toàn hệ thống ngành tăng cường thực hiện các hoạt động truyền thông về bảo hiểm y tế với chủ đề “Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân góp phần nâng cao sức khỏe, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19”.

Ngành du lịch đang có tín hiệu đáng mừng đó là gần đây, nhiều đối tác nước ngoài đang kết nối lại với các doanh nghiệp lữ hành Việt tìm hiểu thị trường du lịch, điểm đến Việt Nam an toàn sau khi Chính phủ triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân. Tuy nhiên, để đưa hoạt động du lịch trở lại cần phải có lộ trình và bước đi thận trọng, cũng như có các giải pháp cấp bách “hồi sức” cho doanh nghiệp.

Trên tinh thần hưởng ứng chiến dịch hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ vải thiều của Chính phủ, Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường và Bưu điện tỉnh Đắk Lắk cùng phối hợp thực hiện Chương trình tiêu thụ 140 tấn vải thiều Bắc Giang trên địa bàn tỉnh.

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương tăng tới 76%.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Công Thương và tỉnh Bắc Giang, MM Mega Market (MM) đã kết nối và xúc tiến tiêu thụ các mặt hàng nông sản Bắc Giang, đặc biệt là tăng cường hỗ trợ tiêu thụ vải thiều trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Cả nước đã gia hạn 99,2 nghìn tỷ đồng tiến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất đối với 57 nghìn hộ kinh doanh và tiền thuê đất cho 128,6 nghìn doanh nghiệp…

Trong bối cảnh chưa thể thu hút du khách từ mọi miền đất nước do dịch Covid-19 vẫn lây lan, nhiều địa phương đã nới lỏng một số hoạt động dịch vụ du lịch nhằm thu hút khách từ chính địa phương mình. Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 địa phương láng giềng Hà Tĩnh, UBND tỉnh Nghệ An đã giao Sở Công Thương chủ động lên kịch bản trong trường hợp khác nhau để ứng phó khẩn cấp và các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn.

Nhiều trái cây, nông sản ôn đới đặc trưng của Lào Cai đang và sắp vào vụ thu hoạch. Các doanh nghiệp (DN) phân phối hiện sẵn sàng kết nối hỗ trợ địa phương tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19, đầu ra gặp khó. Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển, thu hái, đóng gói, truy xuất nguồn gốc và giá cả… đang được DN quan tâm lúc này.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 đã thực hiện từ giữa năm 2020, tuy nhiên, kết quả thực hiện các chính sách thời gian qua là quá chậm, không đạt yêu cầu.

Hàng chục nghìn tiểu thương tại các chợ truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh là những đối tượng bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19. Nhằm duy trì mạng lưới cung ứng hàng hóa thiết yếu và giúp tiểu thương vượt qua khó khăn, chính quyền thành phố đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho những người kinh doanh.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thủy sản, hiện đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đang phục hồi tích cực. Để không ảnh hưởng tiến độ giao hàng, các doanh nghiệp mong được tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 sớm.

Việt Nam đang có bước tiến triển quan trọng trong nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng Covid-19, nhưng để đạt được miễn dịch cộng đồng cho 100 triệu dân là hết sức khó khăn. Vì vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các quốc gia, tổ chức trong việc tăng cường khả năng sớm tiếp cận các nguồn vắc xin.

Lãnh đạo ngành Công Thương Nghệ An cho rằng, chống dịch ở các doanh nghiệp (DN) khu công nghiệp (KCN), nhà máy là trọng điểm lần này bởi đây là những nơi buộc phải duy trì để không đứt gãy nền kinh tế, nếu để xảy ra dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh và gây ra hậu quả khó lường.

Để hỗ trợ nông dân huyện Bắc Hà (Lào Cai) và nông dân tỉnh Bắc Giang, nông dân tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đã tổ chức “Tuần lễ Giao thương xúc tiến tiêu thụ mận Tam Hoa (huyện Bắc Hà, Lào Cai), vải thiều tỉnh Bắc Giang và xoài của tỉnh Sơn La, tại thành phố Lào Cai, từ ngày
10-13/6/2021.

Với mục tiêu hỗ trợ đầu ra cho nguồn vải thiều Bắc Giang ngay trong tâm dịch, không chỉ các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Sendo, Tiki, Shopee, Lazada, Voso, Postmart… đã chung tay vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ nông sản mà các siêu thị lớn như VinMart, BigC/Go, Foodmap… cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai Chương trình “Chung tay ủng hộ vải Bắc Giang” trên nền tảng số.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, lắng nghe những đề xuất, hiến kế, giúp TP. Hồ Chí Minh có thể xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời để góp sức cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, sáng ngày 10/6, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố (TP) với cộng đồng doanh nghiệp và bàn giải pháp hỗ trợ.

Việt Nam xác định mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân, nhằm đạt được sự miễn dịch cộng đồng, coi đây là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định, có tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch Covid-19.

Đồng lòng, chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua đóng góp vào Quỹ vắc-xin và các cơ sở vật chất phòng, chống dịch Covid-19, cộng đồng DN Việt Nam tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với đất nước. Đây là chia sẻ của ông Tô Hoài Nam - Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam - với phóng viên Báo Công Thương.

Hàng loạt các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu được thực hiện thời gian qua đã giúp nông sản vùng dịch được tiêu thụ hiệu quả ở cả kênh nội địa và xuất khẩu.

Xúc tiến thương mại trực tuyến đang là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường, là chìa khóa vàng để hàng Việt vươn ra toàn cầu trong bối cảnh đại dịch. Với hiệu quả mang lại, hoạt động này sẽ là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ đắc lực cho xúc tiến thương mại trực tiếp của doanh nghiệp (DN).

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở trong nước đang diễn biến nhanh, phức tạp, một số mặt hàng nông sản của Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ, ngành Công Thương Đồng Tháp đã và đang tìm giải pháp tăng cường hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, người dân… tìm kiếm đối tác, thị trường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước.