Kinh tế Việt Nam: Vững vàng trước sự bất ổn của kinh tế thế giới

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam của Khối Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng HSBC, bất chấp những bất ổn đang diễn ra trên thế giới, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 6 đã tăng 18% so với năm ngoái và đưa mức tăng trưởng từ đầu năm đến nay đạt gần 10%.

\"\"

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình cổ điển. Đó là sử dụng lợi thế cạnh tranh của một quốc gia về yếu tố cường độ sản xuất và nguồn lực tự có để nổi trội trong hoạt động giao thương quốc tế. Nguồn lực rõ ràng của nền kinh tế Việt Nam là: Chi phí nhân công lao động giá rẻ và quỹ đất canh tác dồi dào. Thêm vào đó, độ tuổi phụ thuộc của Việt Nam giảm mạnh và sẽ ở mức thấp trong hai thập niên tới. Điều này kết hợp với tăng trưởng dân số độ tuổi lao động khá tích cực cho thấy Việt Nam có thể hưởng lợi thông qua lợi thế cạnh tranh tương đối từ góc độ chi phí lao động, đặc biệt là khi so với các quốc gia khu vực Đông Á.

\"\"

Ở khu vực châu Á đang nổi, Việt Nam chiếm thị phần FDI so với GDP cao nhất. Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tham gia đầu tư ở các lĩnh vực “màu mỡ” trong khu vực sản xuất để tận dụng lợi thế về chi phí lao động tương đối, đặc biệt là đối với các ngành cần nhiều lao động.

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1/2007, hàng hóa, thực phẩm và sản xuất là nhân tố chủ lực đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, hoạt động xuất khẩu chú trọng hàng hóa đã thực hiện rất tốt. Lĩnh vực sản xuất đang trở thành yếu tố đóng góp chính yếu đối với tăng trưởng xuất khẩu kể từ cuối năm 2014.

Ngày 29/6 mới đây, Tổng thống Mỹ đã thông qua Quyền xúc tiến thương mại TPA, tạo cơ hội cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn để tận dụng lợi thế cạnh tranh chi phí nhân công của đất nước và hưởng mức thuế suất ưu đãi. Điều này là tích cực đối với tình hình kinh tế nói chung và tăng trưởng năng suất lao động bởi người lao động nông thôn có thể cải thiện cuộc sống rất nhiều khi tham gia lao động sản xuất tại các nhà máy.

Rõ ràng rằng, các yếu tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của Việt Nam trong những năm tới sẽ là thương mại, nhờ vào các thỏa thuận quan trọng như TPP và nguồn lực chi phí lao động.

Cao Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận