
Việt Nam và EU nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), giải quyết các vấn đề có khả năng tác động không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hai bên để giúp duy trì và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Số C/O mẫu EUR.1 tiếp tục tăng cao, các mặt hàng xuất khẩu vào EU ngày càng đa dạng về chủng loại đã và đang khẳng định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được tận dụng hiệu quả.

Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng và ban hành Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam, số thứ nhất, Quý I năm 2021 về Ngành hàng Dệt may – Da giày.

Giới chuyên gia nhận định, trong số các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là FTA thế hệ mới mang lại nhiều tác động tích cực đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Gần một năm Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đi vào hiệu lực, giá thành các sản phẩm hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện giá xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu vẫn còn chịu mức giá khá cao so với các dòng ô tô nhập khẩu từ nước khác.

Việt Nam được coi là một đối thủ “đáng gờm” trong thu hút đầu tư ở Đông Nam Á. Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do, điển hình là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong buổi họp nhóm Công tác chung về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Romania cuối tháng 4 vừa qua, hai bên đã nhất trí đẩy mạnh công tác thực thi các Hiệp định EVFTA và EVIPA và khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội do Hiệp định đem lại.

Trải qua một năm thương mại quốc tế bị đứt gãy vì đại dịch Covid-19, các quốc gia trên toàn thế giới đang nỗ lực hồi phục giao thương với các quốc gia khác. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đúng lúc là một đòn bẩy thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc liên minh này. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Italia tại Việt Nam Antonio Alessendro về triển vọng thương mại song phương giữa Việt Nam và Italia.

Từ tháng 8 - 11/2020, xuất khẩu nông, thủy sản sang Italy ghi nhận mức tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 128,9 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu thủy sản, cà phê và rau quả đều ghi nhận các mức tăng trưởng khá. Đây là 3 mặt hàng được xóa bỏ thuế về 0% đối với hầu hết các chủng loại khi xuất khẩu vào thị trường EU ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngày 23/12, Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam (FTA Portal).

Sau 4 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, đã có những “trái ngọt” ban đầu từ hiệp định mang lại. Điều này cho thấy, EVFTA đã và đang mở ra cơ hội quan trọng cho sự phát triển bền vững trong quan hệ thương mại song phương.

Ngày 19/11, Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về các cam kết trong Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA với sự tham gia của đại diện hơn 100 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) thực thi đã mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt liên kết sâu rộng vào thị trường lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều lưu ý mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần quan tâm để tận dụng ưu đãi thuế quan thông qua quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Liên minh châu Âu (EU) có nhiều quốc gia tiên phong về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực trùng thời điểm Việt Nam đưa ra Chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia. Đây chính là nền tảng tiềm năng để hai bên cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ lợi ích về kinh tế mà còn cả giải pháp cùng thắng.

Dù xuất khẩu cà phê qua EU trong tháng 8/2020 có cải thiện song theo các doanh nghiệp Việt họ vẫn chưa “hưởng lợi” nhiều từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bởi lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê thô, trong khi sản phẩm được giảm thuế là cà phê chế biến sâu.

Việt Nam là quốc gia nhập siêu hóa chất và các sản phẩm hóa chất do các mặt hàng này đóng vai trò quan trọng cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các chuyên gia đánh giá, lĩnh vực hóa chất sẽ có cơ hội cải thiện kim ngạch xuất khẩu vào EU do tác động từ thuế suất giảm dần về 0%.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá sẽ giúp ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam gia tăng lợi thế cạnh tranh, trong đó ngành sữa được củng cố vị thế trên sân nhà còn ngành hàng gạo sẽ được hưởng lợi về xuất khẩu trong dài hạn.

Dư địa để Việt Nam tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường châu Âu (EU) còn rất lớn khi Việt Nam thực thi EVFTA. Song các yêu cầu về chất lượng, xuất xứ vẫn là những yêu cầu buộc nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp (DN) xuất phải tuân thủ.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đã và sẽ mang lại cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để tận dụng tốt hơn các cơ hội này, doanh nghiệp (DN) cần quan tâm đến vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng.

Sau hơn 2 tháng thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), những lợi ích thu được ban đầu đối với ngành nông nghiệp Việt Nam là rất khả quan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản đang tiếp tục kỳ vọng lớn vào việc khai thác cơ hội từ EVFTA để phát triển.

Nhằm góp phần thúc đẩy thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tận dụng tối đa cơ hội EVFTA mang lại, tăng cường quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam và EU, được Chính phủ hai bên ủng hộ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), đã chính thức thành lập và ra mắt Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - EU (EVBC), tại Hà Nội, ngày 22/10/2020,

Sau 2 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, các cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu được hiện thực hóa, mang lại những lợi ích đầu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất sang thị trường này đã tăng mạnh cả kim ngạch và giá thành.

Đến nay, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên đã đem lại kết quả tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi vẫn cần hoạch định chính sách phù hợp, nhất là vấn đề phi thương mại.