Hà Nội: Tiêu thụ hàng ngàn tấn vải Hải Dương

Vải thiều Hải Dương, đặc biệt là vải Thanh Hà, vốn nổi tiếng với thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm. Với việc sản xuất theo quy trình VietGap, vải thiều Hải Dương đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
\"\"

Hoa qu Hi Dương: Vi thiu, dưa i... ti Hi ngh XTTM tiêu th nông sn Hà Ni - Hi Dương

Hải Dương có 2 vùng sản xuất vải thiều trọng điểm là Thanh Hà và Chí Linh. Từ năm 2012-2015, Sở NN&PTNT Hải Dương đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất vải theo quy trình VietGap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Đến nay, qua 4 năm thực hiện, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 mô hình sản xuất vải theo VietGap, tổng diện tích đạt 251,6 ha,

Ngoài vùng dự án, Hải Dương đã tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất vải theo quy trình VietGap cho nông dân trồng vải. Hiện Hải Dương đã có trên 2.000 ha sản xuất vải theo quy trình VietGap, với sản lượng 10.000 tấn và là địa phương đầu tiên của miền Bắc thực hiện chứng nhận sản xuất vải thiều quy trình VietGap.

Mô hình sản xuất vải quy trình VietGap từ khi thực hiện đến nay đã dần thay đổi cơ bản nhận thức về sản xuất sản phẩm an toàn và truy xuất nguồn gốc cho nông dân 2 vùng sản xuất vải trọng điểm Thanh Hà và Chí Linh, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính mới được mở như: Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thời điểm này vải thiều mới bắt đầu vào vụ. Nhằm hỗ trợ người dân, các DN phân phối của Hà Nội đã ký kết tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm vải. Cụ thể Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cam kết tiêu thụ 1.000 tấn; siêu thị Co.opmart 800 tấn; Big C 100 tấn… Tham gia kinh doanh vải thiều, Hapro đã xây dựng kế hoạch bài bản từ khâu tổ chức thu mua, in ấn bao bì, đến vận chuyển, bảo quản, triển khai 100 điểm bán buôn, bán lẻ tại tất cả hệ thống phân phối…, nhằm mục tiêu đưa đến tay người tiêu dùng giá rẻ nhưng tạo sự khác biệt trên thị trường.

Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - ông Lê Hồng Thăng - cho biết, Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho các xe chở vải thiều Hải Dương vào các chợ đầu mối và chợ kinh doanh trên địa bàn; chỉ đạo Chi cục QLTT hỗ trợ, hướng dẫn các xe vận chuyển vải từ Hải Dương đến các địa điểm được phép bán vải của Hà Nội. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội đã thông báo danh sách cụ thể các DN, siêu thị, TTTM, chợ… của Hà Nội để DN Hải Dương có thể kết nối tiêu thụ sản phẩm. Ngoài hình thức phân phối truyền thống, Hà Nội còn cho phép thương nhân được bán vải thiều trên các khoảng đất trống không ảnh hưởng đến giao thông, tại 36 điểm trên địa bàn đã được cấp phép.

Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng: Thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều đợt xúc tiến tiêu thụ nông sản các địa phương như Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ, Đăk Lăk…, đặc biệt là vụ “giải cứu” hành tím Sóc Trăng, dưa hấu Quảng Ngãi mới đây. Nhằm đưa trái vải đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng và giá cả hợp lý, Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiêu thụ vải thiều.
TIN LIÊN QUAN
Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tiêu thụ vải thiều
Hapro - Cú hích lớn cho tiêu thụ vải thiều

 

Lê Kim Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận