Brexit không có thỏa thuận: kịch bản ác mộng cho thị trường tài chính

Nguy cơ về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được thỏa thuận về các điều khoản nhất định là kịch bản ác mộng cho các thị trường tài chính. Đối với tổng thể thị trường vốn, vai trò chính của nước Anh là nhà cung cấp dịch vụ cho các khách hàng lớn cho trụ sở tại EU và đặc biệt khi Luân Đôn là trung tâm tài chính số 1 của thế giới.
Đàm phán về Brexit đã hoàn tất được 80%EU kỳ vọng trì hoãn thỏa thuận Brexit sau tháng 10Lòng tin giảm sút của doanh nghiệp về Brexit chưa cải thiệnNước Anh phải thúc đẩy một Brexit mềm mỏng hơnTiến trình Brexit: Sẽ giữ Anh theo luật EU 21 tháng nữaBrexit: Không có thỏa thuận thương mại tự do, Anh không trả 44 tỷ euro!
\"brexit
Ảnh minh họa

Một trong những kế hoạch của chính phủ Anh là đơn phương cho phép các công ty tài chính không phải của Anh ở phần còn lại của Khu vực Kinh tế châu Âu –EEA (gồm EU cộng Iceland, Liechtenstein và Na Uy) “tấm hộ chiếu” vào Anh trong 3 năm sau Brexit để thiết lập các thực thể tài chính được quy định ở Anh. Trong khi “chế độ cho phép tạm thời” này không bảo đảm rằng các công ty Anh sẽ hưởng quyền thông hành vào EEA, nhưng ít nhất bảo đảm khách hàng Anh khỏi bị mất các dịch vụ của các công ty châu Âu khác. Tuy nhiên, một vấn đề nữa là khó khăn của Brexit ngày càng trở nên rõ ràng.

Theo Điều II, Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ của WTO (GATS), quy định bất kỳ thành viên nào của WTO “sẽ ngay lập tức và vô điều kiện giành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên khác đối xử không kém thuận lợi hơn mức đối xử đã giành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước khác”. Điều khoản gây nhầm lẫn này được gọi điều khoản tối huệ quốc (MFN), trên thực tế cấm bất kỳ quốc gia nào giành lợi ích đặc biệt cho bất kỳ quốc gia nào khác. Các quốc gia chỉ có thể giành ưu đãi cho các nước khác như một phần của thỏa thuận thương mại chính thức có đi có lại như EU và EEA. Trong trường hợp này, nước Anh sẽ giành ưu đãi đặc biệt cho các ngân hàng EEA mà họ không cung cấp cho các ngân hàng ở các nước khác. Các tài liệu về Brexit của chính phủ Anh không thu hút sự chú ý về vấn đề này, nhưng các luật sư đã bình luận về vấn đề này và chính phủ nhận thức rõ vấn đề này.

Bộ Tài chính lập luận rằng kế hoạch có thể được phép theo một ngoại trừ trong các quy định của WTO đối với dịch vụ tài chính, cho phép các nước bảo vệ thị trường của mình nhưng các chuyên gia cho biết điều này sẽ mở ra nhiều thách thức. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các quy tắc WTO cho phép sử dụng ngoại lệ an toàn. Ngoại lệ này nằm trong Phụ lục về dịch vụ tài chính của GATS, quy định rằng các thành viên WTO có thể thực hiện các biện pháp vì lý do an toàn, bao gồm bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, chủ hợp đồng hoặc người chịu trách nhiệm ủy thác cho nhà cung cấp dịch vụ tài chinhsh hoặc để bảo đảm tính toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính.

Tuyên bố của Anh cho biết thêm rằng “chế độ cho phép tạm thời” của Anh (TPR) là một biện pháp như vậy. Bộ Tài chính cho rằng sẽ giảm thiểu sự gián đoạn mà các công ty ở khu vực EEA và các doanh nghiệp, người tiêu dùng Anh phải đối mặt do mất quyền xuất nhập cảnh từ việc rút khỏi EU. Bộ Tài chính Anh khẳng định “trên thực tế, điều đó có nghĩa là các công ty ở EEA đủ điều kiện có thể tiếp tục hoạt động tại Anh trong một khoảng thời gian hạn chế nhất định hậu Brexit, để cho phép họ có được sự chấp thuận của Anh về việc chuyển giao kinh doanh cho một thực thể ở Anh nếu cần thiết”. Với việc sử dụng ngoại lệ an toàn này, quy tắc MFN không bắt buộc Anh phải cung cấp các biện pháp tương tự cho các tổ chức tài chính của các thành viên WTO khác.

Các chuyên gia quen thuộc với các quy tắc WTO tin rằng có thể có những lập luận mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các biện pháp này như một cây cầu ngắn để tránh một bức tường đá của ngày Brexit. Nhưng nếu quyền được kéo dài trong 3 năm, thì các nước thành viên WTO có thể thách thức điều này như một tiền lệ. Trong điều 2 (a) của Phụ lục dịch vụ tài chính của GATS, quy định rằng mặc dù có phạm vi cho một thành viên sử dụng các biện pháp an toàn để duy trì sự ổn định tài chính, các biện pháp đó ‘sẽ không được sử dụng như phương tiện để tránh các cam kết của một nước thành viên hoặc các nghĩa vụ theo hiệp định”. Tính công bằng đối với tất cả các nước thứ ba là một nguyên lý trung tâm của WTO và của GATS.

Một lưu ý từ Công ty Luật Berwin Leighton Paisner được công bố năm 2017, cho rằng Anh không thể cung cấp quyền thông hành cho các công ty EU, vì điều này sẽ trái với điều khoản MFN của WTO. Cựu chuyên giai đàm phán thương mại quốc tế Jason Hunter cho biết “Anh không thể đưa ra các ưu đãi cho các công ty dịch vụ tài chính của EEA theo quy tắc WTO”, “vấn đề là nước Anh đang ở trong lãnh thổ không xác định như một quốc gia và không ai biết sẽ ra sao”. Còn một nguồn tin thân cận với Bộ Tài chính Anh xác nhận rằng Anh đang đưa TPR vào thực hiện để tránh một bức tường đá Brexit vào tháng 3 năm 2019 và rằng nó không phải là một biện pháp lâu dài. Nhưng phải thừa nhận rằng kể từ khi Anh chưa bao giờ là thành viên độc lập của WTO (vì luôn tham gia với tư cách thành viên EU), nó nằm trong “lãnh thổ chưa được thám hiểm”, hàm ý rằng chưa từng có trong lịch sử WTO.

Một cựu quan chức thương mại của WTO cho biết quan điểm của hầu hết mọi người là “nếu không làm điều đó trên cơ sở tạm thời thì mọi người sẽ nhắm mắt làm ngơ, nhưng cũng không thể làm điều đó vĩnh viễn” vì hiện nay “không ai biết nó là gì. Hầu hết mọi người cho rằng chỉ mất vài tuần hoặc vài tháng thì không phải là thách thức”. Nhưng “3 năm thì có thể khó khăn”. Đây là một nền tảng mới và đã có rất nhiều cuộc thảo luận diễn ra trong chính phủ Anh về luật WTO, có những lời tư vấn về WTO và quy tắc WTO, những gì nước Anh sẽ làm và sự phù hợp với WTO. Nếu một nước thành viên khác đặt vấn đề giai đoạn thông hành 3 năm cho các công ty EU thì tranh chấp phát sinh và sẽ được xem xét bởi một hội đồng với “chuyên môn cần thiết liên quan đến dịch vụ tài chính cụ thể đang bị tranh chấp”. Đây chỉ là một trong nhiều khó khăn mà thị trường vốn của Anh đang phải đối mặt trong việc dự tính một Brexit không có thỏa thuận.

Trở ngại ngay lập tức đối với Anh là phải vượt qua được cam kết WTO, điều này có nghĩa là nộp đơn xin trở thành thành viên đầy đủ của WTO, độc lập với EU. Jason Hunter gợi ý “Anh đang đối mặt với những phản đối về biểu cam kết hạn ngạch trong WTO”, hiện có tới 10 phản đối với biểu cam kết này. Giả sử EU cho phép nhập khẩu 100.000 tấn thịt bò từ Achentina mỗi năm, Anh chỉ muốn chia hạn ngạch đó theo tỷ lệ và nhận 1/28 phần hạn ngạch. Nhưng những quyết định như vậy có khả năng làm mất lòng các nước khác, trong ví dụ trên, sẽ gây ra vấn đề nếu Achentina không thực sự có thói quen xuất khẩu thịt bò sang Anh “nếu Anh có một số trong hạn ngạch đó, có nghĩa là họ có thể bán ít hơn cho EU 27 và Anh sẽ để phần thiệt hại thương mại đó cho phần còn lại của EU” hoặc “đôi khi có một số tình huống ngược lại”./.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận