Xuất khẩu 4 tháng đầu năm: Điểm sáng doanh nghiệp trong nước

Duy trì được đà tăng trưởng ở hàng loạt các thị trường chủ lực, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa sau 4 tháng đầu năm vẫn giữ được kết quả khả quan. Đáng chú ý, XK của khối doanh nghiệp (DN) trong nước tiếp tục là điểm sáng.

Xuất siêu 711 triệu USD

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 4/2019, kim ngạch XK hàng hóa ước đạt 19,9 tỷ USD, giảm 12,6% so với tháng 3/2019. Nguyên nhân chủ yếu là trong tháng có nhiều ngày nghỉ (dịp Giỗ Tổ và nghỉ lễ 30/4-1/5). Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018 và vượt con số 78,7 tỷ USD.

\"xuat
Dệt may là điểm sáng trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực

Điểm sáng được ghi nhận là nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng XK chung với mức tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 83,6% tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam. Cả nước có 16 mặt hàng XK đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó có 13 mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến.

Giữ vững vị trí là một trong những nhóm hàng XK chủ lực từ đầu năm đến nay, dệt may là điểm sáng trong các nhóm hàng XK chủ lực với mức tăng trưởng rất cao. Dự báo, đây sẽ vẫn là một trong những mặt hàng chủ lực từ nay đến cuối năm. \"Đến thời điểm này, nhiều DN may đã có đơn hàng hết quý III, thậm chí là hết năm 2019. Đây là tín hiệu tích cực để ngành dệt may hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm nay\" - ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - chia sẻ.

Bên cạnh đó, XK của khối DN trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam với mức tăng trưởng 10,5%, cao gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước (tăng 5,8%) và hơn 2 lần mức tăng trưởng 4% của khối DN FDI. Tỷ trọng XK của khối DN trong nước trong tổng kim ngạch XK đã tăng từ mức 28,4% của cùng kỳ năm 2018 lên mức 29,6% trong 4 tháng đầu năm 2019. Đáng chú ý, hầu hết các thị trường XK chủ lực của nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng XK sau 4 tháng đầu năm 2019. Cụ thể, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường EU đạt 13,7 tỷ USD, tăng 2,8%. Thị trường ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,3%. Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD, tăng 7,3%. Nhật Bản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 6,6%...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu tháng 4 giảm 2,6% so với tháng trước, ước đạt 20,6 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, con số nhập khẩu của cả nước ước đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ 2018. Với kết quả trên, sau 4 tháng đầu năm, cả nước đang xuất siêu khoảng 711 triệu USD.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu

Bộ Công Thương dự báo, từ nay tới cuối năm, XK hàng hóa sẽ có thêm một số yếu tố tích cực. Cụ thể, sẽ có thêm các đơn hàng từ phía Hoa Kỳ chuyển dịch sang để tránh thiệt hại do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Đặc biệt, việc Hoa Kỳ giảm bớt các rào cản thương mại kỹ thuật đối với thủy sản cũng sẽ mở ra cơ hội để thủy sản Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này.

Chưa kể, trong tháng 4/2019, Việt Nam đã chính thức XK lô hàng xoài đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ với giá cao hơn khoảng 10% - 15% so với các thị trường khác. Đây được kỳ voång seä laâ tiền àïì thuêån lúåi àïí rau, quả Việt Nam mở rộng thị trường trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của ngành đang chậm lại do gặp khó khăn ở thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là khu vực chế biến, chế tạo là nền tảng cho việc gia tăng sản lượng, kim ngạch hàng hóa phục vụ XK.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Công Thương, để hoàn thành mục tiêu tăng 10% so với năm 2018, kim ngạch XK hàng hóa của nước ta trong 8 tháng còn lại của năm 2019 phải đạt từ 184 tỷ USD trở lên (tương ứng khoảng 23 tỷ USD/tháng), tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù XK thường tăng tốc trong giai đoạn nửa cuối năm song để đạt được con số trên là nhiệm vụ khá khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, DN nhất là trong bối cảnh kinh tế, thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu suy giảm như hiện nay.

Hiện tình hình đơn hàng cho năm 2019 của một số ngành hàng công nghiệp chính như: Hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ… khá tích cực khi nhiều DN đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm, thậm chí cả năm 2019.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận