Xu hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý công việc

Việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong xử lý công việc gần đây đã được giới công chức ở một số quốc gia áp dụng giúp xử lý “hàng núi” giấy tờ.
Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơnSingapore đầu tư nâng cấp hạ tầng hệ thống trí tuệ nhân tạoSắp diễn ra Hội thảo chuyên đề “Tương lai của báo chí và trí tuệ nhân tạo”

Nhiều công chức Trung Quốc dùng AI để viết báo cáo

Các quan chức Trung Quốc am hiểu công nghệ ngày càng tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot để xử lý nhiệm vụ viết tay hàng núi giấy tờ, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế thủ tục rườm rà đối với các quan chức cấp cơ sở.

Trung Quốc chưa đưa ra các quy tắc cụ thể về việc sử dụng AI hoặc công nghệ robot để viết báo cáo cho chính quyền. Tuy nhiên, nhiều luật hiện hành và quy định AI của chính phủ đã nhấn mạnh cách tiếp cận khá thận trọng đối với việc sử dụng AI trong các chức năng hành chính.

Một số quan chức Trung Quốc dù cho phép cấp dưới dùng thử công nghệ này để xử lý các nhiệm vụ thường ngày, nhưng họ cũng vạch rõ những giới hạn đối với một số công việc.

Tri tue nhan tao
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự lên ngôi của các hệ thống thông minh, trong đó có trí tuệ nhân tạo đang mang đến những cơ hội và thách thức đối với hoạt động sáng tạo nội dung

Có hàng chục công cụ viết tài liệu chính thức bằng AI dành cho cán bộ công chức Trung Quốc. Hai trong số những ứng dụng phổ biến nhất là Miaobi, được phát triển bởi hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã và Xinghuo từ gã khổng lồ phần mềm nhận dạng giọng nói iFlyTek ở Thâm Quyến.

Tân Hoa Xã ra mắt Miaobi, cái tên có nghĩa là “bút thông minh”, vào cuối năm ngoái. Theo trang web, AI của Miaobi được đào tạo hơn 10 triệu tài liệu do cơ quan này sở hữu và đặt ra tiêu chuẩn cho các báo cáo chính thức của Trung Quốc.

Mặc dù Xinhuo của iFlytek là một nền tảng viết AI có mục đích chung, nhưng người dùng có thể nhập lời nhắc “tạo tài liệu chính thức của chính phủ” và tạo ra văn bản theo đúng “khung khổ” kỹ lưỡng bằng các khẩu hiệu và thuật ngữ của chính quyền.

Theo ghi nhận, sự kết hợp giữa AI và các công cụ robot có thể bắt chước chữ viết tay và có giá gần 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 140 USD) cũng đang được đưa vào bàn làm việc của một số công chức trẻ đang tham gia các khóa học tư tưởng.

Australia hướng dẫn công chức sử dụng trí tuệ nhân tạo

Cơ quan chuyển đổi số Australia (DTA) đã cung cấp hướng dẫn tạm thời cho các công chức liên quan đến việc sử dụng AI tạo sinh. Đây là nỗ lực đầu tiên của chính phủ trong việc thiết lập hạn chế xoay quanh việc sử dụng các công cụ như ChatGPT, Google Bard và Bing AI.

Theo ông Chris Fechner, Giám đốc DTA, do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu hướng dẫn đang tăng lên khi các thành viên chính phủ đánh giá rủi ro khi dùng nó.

Quy định của DTA nhằm “hỗ trợ sử dụng công nghệ an toàn và có trách nhiệm”, “giảm tối đa tác hại” và “đạt kết quả an toàn hơn, đáng tin cậy hơn, công bằng hơn cho mọi người Australia”.

Australia không phải nước duy nhất tìm cách hướng dẫn nhân viên nhà nước khi dùng các công cụ AI tạo sinh. Trước đó, Văn phòng Nội các Anh ban hành quy định chính thức về sử dụng AI tạo sinh nhằm khám phá các công dụng tiềm năng và ban hành hạn chế cần thiết. Cụ thể, công nghệ này bị cấm dùng để phác thảo tài liệu liên quan đến thay đổi chính sách.

Theo nghiên cứu của Global Government Forum, các công chức đang dùng AI trong công việc của mình. Hơn 10% công chức Canada thừa nhận sử dụng các công cụ AI như ChatGPT.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận