
Giá vàng SJC sáng nay (10/10) điều chỉnh không đồng nhất, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn nâng giá mua và bán ra thì một số doanh nghiệp khác lại giữ nguyên so với chốt phiên trước.

Với phiên giảm thứ 9 liên tiếp, giá vàng vừa khép lại một tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2013 khi xuống 1.241,4 USD.

Sáng nay (7/10), cả hai thương hiệu vàng trong nước là SJC và Bảo Tín Minh Châu vẫn tiếp tục giảm thêm từ 30.000-200.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước, trong khi đó giá vàng thế giới lại tăng nhẹ.

Phiên giao dịch sáng nay 6/10, giá vàng SJC tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh đi xuống. Theo đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quy đổi gần 1,3 triệu đồng mỗi lượng.

Với đà lao dốc của giá vàng thế giới, phiên giao dịch sáng nay 5/10, giá vàng SJC giảm gần 1 triệu đồng/lượng, xuống mức thấp nhất vào ngày 1/7 vừa qua.

Sáng nay 4/10, giá vàng thế giới "lao dốc" đã kéo giá vàng trong nước đồng loạt mất mốc 36 triệu đồng/lượng (chiều mua vào), mức thấp nhất kể từ ngày 3/7 vừa qua.

Mở cửa phiên đầu tuần (3/10), dù giá vàng thế giới tăng nhưng giá vàng SJC và Bảo Tín Minh Châu lại không có biến động so với chốt phiên trước, chính vì vậy khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước được xích lại gần nhau.

Sáng nay 30/9, giá vàng giao ngay tại châu Á tăng gần 4 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước tăng gần 50.000 đồng/lượng. Dẫu vậy, khoảng cách chênh lệch giữa hai thị trường lại nới lên mức 500.000 đồng/lượng.

Trái với dự báo của các chuyên gia kinh tế hồi cuối năm 2015 rằng tỷ giá trong năm 2016 có thể tăng tới 4%, đến thời điểm này, tỷ giá trên thị trường vẫn giữ độ ổn định, những diễn biến tăng, giảm trong một số thời điểm đều không quá bất thường. Dự báo những tháng cuối năm, tỷ giá sẽ không có những biến động bất thường.

Đà trượt giảm khiến một số nhà đầu tư bắt đầu bán vàng vì lo ngại giá có thể giảm sâu.

Phiên giao dịch sáng nay 28/9, giá vàng SJC đồng loạt giảm khoảng 100.000 đồng/lượng ở thị trường Hà Nội và TPHCM. Theo đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng lên 400.000 đồng/lượng.

Giá vàng không tạo được sức bật đặc biệt, vẫn quanh mức 36,2 triệu đồng, khiến các nhà đầu tư càng mua bán thận trọng.

Trong khi thương hiệu SJC đi ngang thì giá vàng Rồng Thăng Long mở cửa sáng nay (26/9) lại tăng 50.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước.

Tỷ giá mấy tuần qua có tăng lên nhưng các chuyên gia cho rằng mức điều chỉnh không đáng kể và dự báo sẽ ổn định vào những tháng cuối năm.

Giá vàng thế giới chưa xác định rõ xu hướng khiến các doanh nghiệp trong nước sáng nay cũng không mặn mà điều chỉnh giá mua và bán.

Hưởng ứng đà tăng của thế giới sau thông điệp giữ nguyên lãi suất từ Fed, giá vàng miếng trong nước cũng tăng mạnh.

Mỗi đôla tăng tiếp 10 đồng so với cuối ngày hôm qua trong khi giá vàng vẫn đứng yên.

Mỗi lượng vàng miếng trong nước sáng nay tăng vài chục nghìn đồng trong bối cảnh thị trường quốc tế chưa xác định rõ xu hướng. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng cũng tăng 5 đồng.

Dù giá vàng miếng SJC liên tục giảm từ cuối tuần trước nhưng khá dè dặt khiến nhà đầu tư vẫn khó nhận ra xu hướng để tham gia thị trường.

8h15 ngày 9/9, vàng SJC giảm về 36,45 triệu đồng/lượng, còn vàng thế giới giảm về 1.338 USD/oz.

Sau phiên tăng mạnh hơn 200.000 đồng/lượng vào sáng qua, giá vàng SJC đã điều chỉnh đi xuống. Diễn biến này là bài toán khó cho giới đầu tư khi giá vàng trong nước đang đứng trước những ngã rẽ và chịu tác động trực tiếp từ thị trường quốc tế.

Mở cửa phiên đầu tuần sáng nay (6/9), giá vàng trong nước và thế giới tăng giảm trái chiều nhau, giá vàng SJC giảm 20.000 đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới lại tăng nhẹ.

Đồng USD có xu hướng đi lên nhẹ đã gây áp lực giảm giá đối với vàng ngay phiên mở cửa sáng nay tại thị trường châu Á.

Doanh nghiệp trong nước đã điều chỉnh giảm vài chục nghìn đồng một lượng vàng trước diễn biến thế giới, trong khi giá USD tại ngân hàng cũng sụt 5 đồng.