Truyền thống \"Kỷ luật - Đồng tâm\": Tài sản vô giá, động lực phát triển kinh tế - xã hội

Tối 11/11, tại TP.Hạ Long, Tỉnh ủy - UBND - HĐND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Truyền thống công nhân Mỏ - Truyền thống ngành Than (12/11/1936 - 12/11/2016) và đón nhận Bằng di tích lịch sử quốc gia địa điểm Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai.
[WIDGET_VIDEO:::114]

\"\"

\"\"

\"\"

\"\"

\"\"

\"\"

Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội và tỉnh Quảng Ninh tham dự buổi lễ      Ảnh: Vĩnh Nguyên

Trong diễn văn khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Văn Đọc khẳng định: Vùng mỏ Quảng Ninh là cái nôi phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Với khẩu hiệu \"Kỷ luật và Đồng tâm\", cuộc Tổng bãi công 1936 đã dành thắng lợi và mang lại bài học to lớn về tập hợp lực lượng công nhân trong đấu tranh, về tinh thần kỷ luật chặt chẽ, đồng tâm hành động, tương thân, tương ái của những người công nhân vùng Mỏ. Bài học “Kỷ luật và Đồng tâm” đã trở thành giá trị tinh thần vô giá, đồng hành cùng quân và dân Quảng Ninh trong suốt 80 năm qua.

\"\"
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc 

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh, vùng đất Mỏ Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, tình cảm đặt biệt của Trung ương. Quảng Ninh vinh dự và tự hào được 9 lần Bác Hồ về thăm, là nơi duy nhất Người cho dựng tượng mình tại đảo Cô Tô khi Người còn sống. Thực hiện lời dạy của Bác, thợ mỏ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh không ngừng thi đua, xây dựng nơi đây trở thành trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao. 

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Than là ngành cung cấp năng lượng quan trọng cho phát triển kinh tế nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, các thế hệ công nhân ngành Than đã lao động cần cù, sáng tạo, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức với mục tiêu là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc. Cho đến hôm nay, so với năm 1995 - khi mới thành lập Tổng công ty Than Việt Nam- sản lượng than khai thác đã tăng 5 - 6 lần, doanh thu tăng gấp 43 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng gấp hơn 13 lần, bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước giao, vốn chủ sở hữu tăng hơn 40 lần, đóng góp vào ngân sách nhà nước bình quân mỗi năm hơn 13 ngàn tỷ đồng. Ngành Than đã đầu tư sang các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: khoáng sản, hóa chất, điện lực, cơ khí và một số lĩnh vực khác, đầu tư khai thác bôxit tại Lâm Đồng và Đắk Nông, làm thức dậy vùng tài nguyên đầy tiềm năng, góp phần tích cực đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trọng điểm của đất nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ngành Than đã tiến hành thoái vốn tại các lĩnh vực không thuộc các ngành nghề kinh doanh chính, tập trung vào lĩnh vực chủ yếu; phối hợp tốt với tỉnh Quảng Ninh trong việc bảo đảm môi trường, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người lao động.

\"\"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: \"Phải coi truyền thống \"Kỷ luật và Đồng tâm\" là tài sản vô giá, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội\"

Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, xây dựng ngành Than phát triển bền vững, xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị tỉnh Quảng Ninh và ngành Than tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Nhiệm vụ đầu tiên là phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ công nhân, cán bộ về truyền thống yêu đua yêu nước của dân tộc, truyền thống \"Kỷ luật và Đồng tâm\" của công nhân đất Mỏ. Tiếp đến là đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong lao động sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, bảo đảm an toàn lao động, tăng cường quản lý doanh nghiệp, giữ vững vai trò là một trong những trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị khóa X. Quảng Ninh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Than chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo vệ tôn tạo di sản thiên nhiên thế giới.

\"\"
Đón nhận Bằng di tích lịch sử quốc gia địa điểm Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai

Chủ tịch Quốc hội cũng mong rằng, cán bộ công nhân ngành Than Việt Nam, nhân dân các dân  tộc tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát huy truyền thống \"Kỷ luật và Đồng tâm\", ra sức phấn đấu lao động sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), xây dựng ngành Than trở thành ngành kinh tế gương mẫu và tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa phương giàu đẹp, văn minh như lời Bác Hồ đã căn dặn; góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

\"\"
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) - Lê Minh Chuản, thay mặt cán bộ công nhân viên chức ngành Than trân trọng cám ơn Chủ tịch Quốc hội đã tin tưởng căn dặn, giao nhiệm vụ. Ông Chuẩn cũng nói rõ, bên cạnh thành tích đạt được, ngành Than Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm tốt hơn nữa công tác bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên, giữ vững vai trò là một trong những trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

“Quảng Ninh không chỉ có bể than Atraxit lớn nhất đất nước, mà có vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới, có khu tích lịch sử và danh thắng Yên Tử - nơi hội tụ khí thiêng sông núi. Vì thế việc khai thác than phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di sản và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là một nghĩa vụ mà ngành Than Việt Nam phải làm” - Chủ tịch TKV nêu rõ.

Ông Lê Minh Chuẩn cũng cam kết: Để tinh thần \"Kỷ luật và Đồng tâm\" mãi mãi trường tồn trong giai cấp công nhân vùng Mỏ, cán bộ, chiến sĩ và người lao động ngành Than Việt Nam xin hứa sẽ kế thừa xứng đáng và tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha ông đi trước, không ngừng đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh tái cơ cấu mô hình tổ chức sản xuất, xây dựng ngành Than trở thành một ngành kinh tế gương mẫu cho các ngành kinh tế khác.

\"\"

Sau lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Vàng đen Tổ quốc” với nhiều tiết mục đặc sắc, dàn dựng công phu do các nghệ sĩ của đất Mỏ đã thành danh và công nhân vùng Mỏ, thợ mỏ của Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc trình diễn.

\"\"

\"\"

\"\"

Chương trình nghệ thuật \"Vàng đen của Tổ quốc

 

TIN LIÊN QUAN
Ngành than và tỉnh Quảng Ninh: Mối quan hệ không thể tách rời!
Xuân Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận