![]() |
Vinamilk - một trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân thịnh vượng 2017 |
Thịnh vượng là một khái niệm chứa đựng đầy đủ các yếu tố tích cực, đó là sự bùng nổ về vật chất, sự hoàn mỹ nội tại về tinh thần, cộng với những ảnh hưởng của cả vật chất, tinh thần đến cộng đồng xung quanh.
Nhận thức được tăng trưởng là nền tảng của sự thịnh vượng, có tới 85,7% doanh nghiệp được khảo sát khẳng định, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận là mục tiêu chính yếu trong thời gian tới; 76,2% sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong ít nhất 2 năm tiếp theo...
Một góc độ khác: Doanh nghiệp thịnh vượng gắn kết với cộng đồng xã hội. Khảo sát cho kết quả, có tới 63,2% doanh nghiệp nhận định đã góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp; 57,9 chú trọng tới bảo vệ môi trường.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực thi các chương trình “trách nhiệm xã hội” (CSR) là nhằm nâng cao uy tín thương hiệu, chiếm 89,5% phản hồi của doanh nghiệp. Đây là minh chứng cho thấy doanh nghiệp đã ý thức được việc “cho đi” không chỉ hoàn toàn đóng góp cho xã hội mà doanh nghiệp còn “nhận lại”. Một khi doanh nghiệp tôn trọng sản phẩm, thương hiệu của mình thì xã hội sẽ mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Ngoài ra, hai mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới khi tiến hành các chương trình CSR là vì lợi ích người lao động (78,9%) và tuân thủ pháp luật (63,2%)...
Còn nhớ, cách đây 1 năm, theo kết quả Đánh giá phát triển kinh tế bền vững (SEDA) của Boston Consulting Group (BCG- Hoa Kỳ), Việt Nam đứng thứ 4/149 quốc gia về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng về kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân, sau 3 nước Moldova, Kyrgyzstan, và Nepal, cao hơn cả Nhật Bản, Đức, Australia...
Không phải tự nhiên Báo cáo của Viện Legatum (Anh và xứ Wales) mới đây chỉ ra rằng, Việt Nam đang giàu lên và mức độ giàu có hoàn toàn có thể đưa Việt Nam đến gần sự thịnh vượng hơn. Theo chỉ số thịnh vượng Legatum, Việt Nam là một trong những “ngôi sao sáng” có khả năng đưa khu vực Đông Nam Á tiến tới thịnh vượng.