![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, Quyết định 1232/2017/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 có thể xem là “đòn bẩy” cho công tác thoái vốn tại DNNN, lâu nay, vì nhiều lý do, đã được các bộ, ngành, địa phương thực hiện chưa rốt ráo.
Theo đó, sẽ có 406 lượt DN được nhà nước thoái vốn từ nay đến năm 2020 với tổng số vốn dự kiến thoái theo mệnh giá là 65.000 tỷ đồng. việc thực hiện chia theo từng năm. Năm 2017, thoái vốn ở 135 DN, năm 2018 (181 DN), năm 2019 (62 DN) và năm 2020 thoái ở 28 DN.
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ, ngành chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Sẽ có 67 DN phải chuyển giao cho SCIC trước khi thoái vốn, trong đđó, riêng 2 năm 2017-2018 là 58 DN. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quyết liệt tổ chức thực hiện thoái vốn theo tiến độ và tỉ lệ đã được phê duyệt tại danh mục kèm theo Quyết định này theo đúng quy định.
Thực tế, thay vì các bộ, ngành, địa phương công bố “cầm chừng” từng DN thực hiện thoái vốn hoặc vì lợi ích mà chậm chuyển giao vốn nhà nước về SCIC, việc Chính phủ đưa ra một danh sách rõ ràng, cụ thể ở từng lĩnh vực, thời hạn, lộ trình thực hiện và tình hình triển khai công tác thoái vốn đã cho thấy sự quyết liệt, tính kỷ luật trong chỉ đạo điều hành.
Giới chuyên gia kinh tế đánh giá, động thái này là “đòn bẩy” quan trọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về DNNN thực hiện thoái vốn. Qua đó, cân nhắc việc bỏ vốn vào DN nào, lĩnh vực nào cho phù hợp, đồng thời có sự lựa chọn rõ ràng hơn trong việc mua vốn của DNNN. Việc đưa ra danh mục DNNN cần thoái vốn cũng là thông điệp rõ ràng của Chính phủ trong quyết tâm cơ cấu lại tài sản nhà nước, phân bổ nguồn lực “đúng người, đúng việc”, dành nhiều cơ hội hơn cho khu vực tư nhân. Đặc biệt, hạn chế việc “chây ỳ” thoái vốn của nhiều DN.