Tái tạo tài nguyên theo vòng khép kín

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Cùng với nhiều điểm mới quy định về công tác quản lý môi trường, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong thu hồi, xử lý, tái chế sản phẩm thải bỏ (EPR) được quy định tại Điều 54 và 55 được xem là “cú huých” cho nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) tại Việt Nam phát triển, trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò là động lực trung tâm.

Mục tiêu hướng đến

Nền KTTH là mô hình kinh tế đặc biệt chú trọng đến quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh tạo ra phế thải và ô nhiễm môi trường. Để nền KTTH vận hành và phát triển, phải hướng đến giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng. EPR chính là công cụ hữu ích để kích hoạt nền kinh tế tuần hoàn, trong đó, doanh nghiệp là động lực trung tâm.

Thu hồi sản phẩm thải bỏ gặp nhiều khó khăn

Ông Nguyễn Thi - Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho biết: Cơ chế EPR là nền tảng quan trọng cho nền KTTH mà chúng ta đang hướng đến. Các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tái chế sản phẩm sau sử dụng và chất thải bao bì của sản phẩm đóng gói mà họ bán ra thị trường. EPR không chỉ quản lý hiệu quả chất thải rắn mà đặc biệt là chất thải nhựa ở Việt Nam hiện nay. “EPR yêu cu các nhà sn xut chu trách nhim qun lý sn phm sau khi chúng tr thành rác thi, góp phn gim chi phí qun lý sn phm ti cui vòng đi. Do đó, EPR là mt trong nhng giai đon quan trng ca KTTH, to li ích kinh tế thông qua to ra th trưng tái chế, vic làm” - ông Thi chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Thi, thực hiện KTTH không phải hy sinh lợi ích kinh tế để đạt được các mục tiêu về môi trường, mà thực hiện sẽ có tác động tích cực tạo việc làm, cạnh tranh nền kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, giúp gia tăng lợi ích của doanh nghiệp và cả xã hội. Trong đó, doanh nghiệp là động lực trung tâm của KTTH, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, người tiêu dùng, các tổ chức và người dân đều đóng vai trò quan trọng trong thực hiện.

Cơ hội và thách thức

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích để thực hiện KTTH, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ; phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ; thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải bỏ… Đây chính là cơ hội, bởi những lợi ích hiện hữu mà EPR mang lại cho doanh nghiệp, môi trường và xã hội. Theo đó, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, thương hiệu đối với cộng đồng xã hội, về mặt xã hội, EPR góp phần cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về cách phân loại, xử lý chất thải tại nhà, hình thành các đội ngũ thu gom, tái chế phi chính thức cũng như loại bỏ các cơ sở tái chế không đủ điều kiện, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp khi tạo ra các công việc mới. Đối với môi trường, EPR giúp tăng tỷ lệ tái chế, giảm phát thải ra môi trường…

Tuy nhiên, để thực hiện EPR thành công và xây dựng được các mô hình KTTH, doanh nghiệp sẽ gặp không ít thách thức từ công nghệ, vốn, thời gian và chi phí cơ hội. Ngoài ra, còn có các thách thức khác từ phía cộng đồng xã hội như: Thói quen tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm; tuần hoàn tài nguyên mà trong đó thách thức nhất là sự đồng bộ, thống nhất trong thiết kế sản phẩm giữa các nhà sản xuất; hình thành các chuỗi giá trị của mô hình KTTH…

Theo lộ trình thực hiện KTTH, trước ngày 31/12/2023, Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia; xây dựng, vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện KTTH; Ban hành tiêu chí KTTH trong lĩnh vực BVMT…

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận