Cùng với tăng cường công tác quản lý, năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện than và hóa chất trong việc tiêu thụ tro xỉ.
Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Hiện Nhiệt điện Duyên Hải đang gặp khó khăn trong tiêu thụ tro xỉ nhằm phục vụ san lấp các công trình xây dựng, giao thông do vướng về chính sách.
Hiện có khoảng hơn 48 triệu tấn tro xỉ, thạch cao đang tồn đọng tại các nhà máy nhiệt điện và phân bón doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ.
Trước tình hình thiếu cát sỏi trong công tác xây dựng trên cả nước, việc đẩy mạnh dùng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu thay thế là một phương án khả thi.
Ngày 20/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1818/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 08/CT-TTg về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng. Tuy nhiên, cùng với nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Nhiệt điện Sơn Động –TKV vẫn gặp khó khăn trong vấn đề này.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng. Đây được xem là “cú huých” nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ tro xỉ đang tồn đọng tại các nhà máy sản xuất điện, phân bón, hóa chất hiện nay.
Đây là ý kiến của Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XIV (KHCN&MT) khi đến làm việc và kiểm tra thực tế tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận từ 16-17/3.
Trong năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) đạt được sản lượng 33,254 tỷ kWh điện, qua đó hoàn thành tốt kế hoạch năm cũng như kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 -2020. Ông Lê văn Danh - Tổng giám đốc EVNGENCO 3 - cho biết như vậy tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 vừa được tổ chức.
Công ty Nhiệt Điện Mông Dương đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để cải tiến thiết bị, công nghệ nhằm đưa hệ thống ESP vào vận hành ngay khi bắt đầu khởi động lò, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu đốt lò từ dầu FO sang dầu DO, giải quyết dứt điểm tình trạng khói đen thải ra môi trường.
Sớm giải quyết những khó khăn trong xử lý, tái chế, tái sử dụng tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng đang trở thành mục tiêu cấp bách hiện nay.
Sau thời gian nỗ lực thực hiện, Cục Hàng hải Viêt Nam đã ký Quyết định công bố bổ sung công năng cho cảng dầu Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được phép cho tàu tro bay cập Cảng dầu Vĩnh Tân 2.
Với lượng tro xỉ phát sinh trong sản xuất được tiêu thụ đạt trên 83%, công tác "quy hoạch xanh" bãi xỉ, tiến hành trồng và chăm sóc các cây phi lao xung quanh bãi thải, kho than; trồng cỏ trên bãi xỉ; thả cá, tôm trong hồ xỉ, tạo hệ sinh thái cho khu vực và xây đê cao tạo thành một vùng biệt lập nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh là những nỗ lực mà Công ty Nhiệt điện Duyên Hải (Tổng công ty Phát điện 1 - EVNGENCO1) triển khai thực hiện.
Trước những ý kiến lo ngại tro xỉ do các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than thải ra sẽ ảnh hưởng đến môi trường, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn nhiệt điện và Điện hạt nhân (Viện Năng lượng) - để làm rõ hơn vấn đề này.
Chuyển đổi nhiên liệu sử dụng trong đốt lò; xử lý khí thải và tro, xỉ đảm bảo hoạt động của nhiệt điện than nhằm giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường… là những biện pháp mà Công ty Nhiệt điện Mông Dương - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương - đã và đang triển khai để phát triển bền vững.
Ngày 08/1, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng), ông Phạm Trọng Thực – Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp - đánh giá cao công tác đầu tư và vận hành hệ thống thiêt bị bảo vệ môi trường của đơn vị. Tuy nhiên, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác vận hành, tuân thủ quy trình kỹ thuật, thường xuyên giám sát, kiểm tra và có kế hoạch phòng sự cố trong quá trình hoạt động của nhà máy