Kênh đầu tư thụ động được người dân đánh giá còn rủi ro, họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm vì quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Mặt bằng lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu chững lại sau khoảng 5 tháng tăng liên tục. Trong tháng 9, có 12 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất.
Lãi suất huy động đang có những diễn biến trái chiều khi hàng loạt các nhà băng giảm lãi suất với các kỳ hạn dài.
Trong tháng 7 có tới gần 20 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động, đáng chú ý có nhà băng tăng 3 lần/tháng. Mức 6 - 6,2%/năm xuất hiện ngày càng nhiều.
Tiền gửi dân cư tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng Hai, đạt 5,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 56.400 tỷ đồng so với cuối tháng Một và tăng hơn 159.600 tỷ đồng so với cuối năm 2021.
Tiền gửi của người dân trong năm 2021 chỉ tăng khoảng 3,08% so với cùng kỳ, trong khi đó tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh ở mức 15,73% so cuối năm 2020.
Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán, mức cao nhất lên tới 12,4%/năm.
Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các ngân hàng thương mại đã được nhà điều hành công bố điều chỉnh vào tối nay với mức giảm từ 0,5% đến 1%/năm. Đồng thời, quy định một số mức lãi suất tiền gửi và cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng.
10,2% có lẽ là mức lãi suất huy động cao nhất trên thị trường ở thời điểm này. Mùa kinh doanh cuối năm đã được khởi động và không ít ngân hàng cũng rục rịch tăng lãi suất đầu vào, mà như đánh giá của các chuyên gia tài chính, là để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất tiền gửi “leo thang” chỉ được áp dụng ở kỳ hạn dài và các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi.
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa triển khai sản phẩm Hợp đồng tiền gửi Khách hàng cá nhân “Kỳ hạn linh hoạt – Lợi ích tối ưu”, giúp khách hàng tối đa hóa khả năng sinh lợi từ nguồn tiền nhàn rỗi
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cung cấp thông tin lý giải về số tiền 42 nghìn tử đồng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng với mức lãi suất không kỳ hạn.
Tháng 8/2016, nhiều thông tin phản ánh về rủi ro mất tiền trong tài khoản (chủ yếu qua thẻ tín dụng và giao dịch trực tuyến), nhưng số liệu thống kê cho thấy dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng lên khá mạnh.
Vấn đề về tiền tiết kiệm của khách hàng đã được hệ thống các văn bản quy phạm quy định rất đầy đủ và cũng xác định rõ ràng trách nhiệm của các ngân hàng.
Trong bối cảnh hiện nay và trung hạn, việc đánh thuế thu nhập cá nhân vào lãi tiền gửi ngân hàng rất dễ “lợi bất cập hại”, tạo khủng hoảng với các ngân hàng.