Khu công nghiệp VSIP Thái Bình sẽ được triển khai xây dựng trên diện tích 333,4 ha thuộc 2 xã An Tân và Thụy Trường (huyện Thái Thụy).
Nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp (KCN) VSIP Thái Bình tại huyện Thái Thụy là Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam - Singapore.
Tỉnh Nghệ An sẽ có thêm dự án sản xuất hợp kim nhôm phục vụ cho ngành sản xuất sản phẩm điện tử, với tổng mức đầu tư khoảng 165 triệu USD...
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nghệ An được kỳ vọng sẽ khởi sắc nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.
Tại Nghệ An, nhiều khu, cụm công nghiệp được đầu tư bài bản trên quy mô lớn với kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư, đem lại diện mạo mới cho nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, mời gọi đầu tư, nhiều khu cụm công nghiệp bị bỏ hoang, hoặc đìu hiu, không thu hút được các nhà đầu tư. Hiện, bài toán tìm nhà đầu tư thứ cấp trong các khu công nghiệp đang là thách thức không nhỏ đối với địa phương này.
Theo số liệu từ UBND tỉnh Nghệ An, đến ngày 30/11, địa phương đã cấp mới cho 106 dự án và điều chỉnh 118 lượt dự án đầu tư với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 28.072,80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Nghệ An sẽ nỗ lực thu hút từ 100 - 120 dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn và để duy trì sản xuất, ổn định phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An sẽ ưu tiên tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho lực lượng công nhân, người lao động.
Sau khi ghi nhận 2 công nhân dương tính với với SARS-CoV-2 tại nhà máy may có hơn 1.000 lao động tại huyện Yên Thành, Nghệ An. Các ngành chức năng tỉnh Nghệ An đã nâng cấp độ “phòng thủ” và sẵn sàng thực hiện phương án “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế… .
Lãnh đạo ngành Công Thương Nghệ An cho rằng, chống dịch ở các doanh nghiệp (DN) khu công nghiệp (KCN), nhà máy là trọng điểm lần này bởi đây là những nơi buộc phải duy trì để không đứt gãy nền kinh tế, nếu để xảy ra dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh và gây ra hậu quả khó lường.
Từ thực tế thừa - thiếu lao động diễn ra nhiều địa phương trong cả nước trong thời gian gần đây cho thấy chiều hướng lao động dịch chuyển từ phố - về quê là khá lớn. Từ những chỉ dấu này của dòng dịch chuyển lao động, có khá nhiều vấn đề được đặt ra cho cả chính sách công, trách nhiệm doanh nghiệp lẫn thị trường lao động.
Theo UBND tỉnh Nghệ An, trong quý I/2021, tỉnh này đã cấp mới cho 25 dự án và điều chỉnh 36 lượt dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và đăng ký thêm là 7.274.46 tỷ đồng.
Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An, sau gần 10 ngày nghỉ Tết số người lao động tới làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp giảm trong khi thị trường tuyển dụng lao động có tín hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi sản xuất và có nhu cầu tuyển dụng cao.
Trong 23 năm hoạt động, tính đến nay Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore đã thu hút được 553 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư khoảng 8.523,46 triệu USD vào 9 Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (KCN VSIP) trên cả nước.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 4 khu công nghiệp (KCN), khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai I và VSIP. Thế nhưng cả 4 khu công nghiệp này đều chưa có trường mầm non, trong khi các trường mầm non trên địa bàn đều đã quá tải dẫn đến nhiều công nhân gặp khó khăn trong việc tìm nơi gửi con em mình.
Ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ khởi động dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP Quảng Trị). Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2022).