Không gian văn hóa Mường đã được cập nhật vào quy hoạch của tỉnh Hòa Bình, dự kiến có diện tích nghiên cứu khoảng 125 ha.
Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Mường Khô năm 2024 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Khô.
Ngày 17/2, UBND huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc.
Cứ mỗi năm đến Tết Nguyên đán, người dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình lại cùng nhau mổ lợn mời anh em họ hàng, bà con lối xóm đến chung vui, ăn Tết.
Từng là địa phương đặc biệt khó khăn của TP. Hoà Bình, xã Độc Lập đến nay đã “thay da, đổi thịt” nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Dự án “Ngôi làng hy vọng” 2023 sẽ tài trợ xây mới, nâng cao điều kiện sống cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tử Nê, tỉnh Hòa Bình.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Mường (Hòa Bình) đã xây dựng cho mình tri thức dân gian Lịch tre độc đáo làm từ 12 thanh tre tương ứng 12 tháng
Với người Mường, lễ, Tết, hội, ngày hạnh phúc lứa đôi… không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa độc đáo, trong đời sống tinh thần
Ðối với người Mường, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí dân tộc mà còn là thanh âm quan trọng nhất, linh thiêng nhất, là tiếng lòng của đồng bào Mường.
Dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình) thuộc nhóm các dân tộc thiểu số khó khăn nhất Việt Nam với mức độ phát triển tụt hậu đáng kể so với mặt bằng chung. Để thúc đẩy phát triển kinh tế cho các gia đình người Mường, dự án “Cuộc sống tốt đẹp: Ngôi làng hy vọng” (Life’s Good: Hope Villages) sẽ hướng đến trao quyền cho những gia đình dân tộc thiểu số, giúp họ xây dựng được một tương lai tươi sáng hơn thông qua những hỗ trợ thiết thực nhất.
Cỗ lá là ẩm thực truyền thống độc đáo được duy trì từ bao đời nay của đồng bào Mường. Với đồng bào Mường, cỗ lá không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn thể hiện một cách sinh động, những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mường.
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà.
Nhân dân các vùng Mường trong tỉnh Hòa Bình còn gọi lễ hội Khai hạ với một số tên như: Khuống mùa, Thuống mùa, Thuống tồng, Xuống đồng.
Hàng nghìn con cá bơi trong suối dài chừng 100m, mực nước trung bình chỉ 50cm nhưng không ai dám bắt vì nhiều giai thoại huyền bí xung quanh đàn "cá thần".