Sau khi phát hiện ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2, UBND tỉnh Quảng Bình tiến hành họp khẩn với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Trong đó, quy định nhiều địa điểm trên địa bàn thực hiện Chỉ thị 16, đẩy nhanh quá trình khoanh vùng, truy vết yếu tố dịch tại các chợ, cảng cá, trung tâm thương mại… liên quan đến ca bệnh.
Với tinh thần “nhường cơm sẻ áo," nhiều hoạt động tiếp sức, hỗ trợ đã được các tổ chức, cá nhân ở TP. Vinh (Nghệ An) thực hiện để chia sẻ phần nào khó khăn với người dân trong thời gian giãn cách xã hội.
Từ 8h sáng ngày 16/8, TP. Đà Nẵng bắt đầu 7 ngày tạm dừng mọi hoạt động. Hơn 200 tổ tuần tra lưu động của lực lượng công an thành phố đồng loạt ra quân kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy định của thành phố. Ngành Công Thương công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về hàng hóa, giá cả trong những ngày thực hiện cách ly xã hội.
Ngày 6/8, UBND TP. Hà Nội ban hành Công điện 18/CD-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch Covid-19 đến 06h ngày 23/8.
Trong thời gian Đồng Nai thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã nhanh chóng triển khai nhiều kế hoạch tăng cường kiểm tra, ổn định thị trường và bình ổn giá trong giai đoạn này.
Mặc dù Quảng Ninh được Chính phủ xác định là tỉnh nằm trong nhóm địa phương có nguy cơ thấp lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục thực cách ly các hoạt động trong xã hội trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 3/5/2020, đồng thời, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế, ổn định xã hội.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc 3 nhóm nguy cơ. Theo đó, thành phố Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao; Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ; nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại.
Mặc dù vẫn đang trong thời gian cách ly xã hội bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng nhiều cửa hàng không nằm trong danh mục được phép kinh doanh vẫn buôn bán, hoạt động.
Chiều 6/4, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong điều kiện việc cách ly toàn xã hội bước sang ngày thứ 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, dù có tín nhiều hiệu tích cực song không chủ quan, cần có những giải pháp để ứng phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là ứng phó với “làn sóng mới” của dịch bệnh có thể xảy ra.
Trong thời gian mọi người dân ở nhà để thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, những người công nhân điện lực TP. Hồ Chí Minh vẫn đến cơ quan, có mặt tại các điểm trực điều độ, vận hành, sẵn sàng 24/24 giờ lên đường xử lý sự cố, để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, cơ sở y tế phòng, chống dịch Covid-19 và phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu, sinh hoạt của người dân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
“Cách ly xã hội không phải phong tỏa xã hội, chúng ta vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường…” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 khai mạc sáng ngày 1/4.
Ngay sau khi có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, chiều ngày 31/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp trực tuyến triển khai ngay các biện pháp, trong đó tập trung xử lý vấn đề đảm bảo cung ứng hàng hoá, điện cũng như các vấn đề cấp bách khác.
Trong thời điểm TP. Vinh đang thực hiện các biện pháp cách ly xã hội trên mức Chỉ thị 16/CT-TTg “ai ở đâu ở yên đó”, lực lượng shipper trở thành mắt xích của chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, giúp người dân yên tâm thực hiện các biện giãn cách ở nhà.