Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên, ngày 18/10, 1 cá thể Cầy Gấm vừa được chuyển về Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên.
Tuyên Quang dự kiến chi 95 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để bảo tồn và tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia Tân Trào.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế tỉnh Thái Nguyên sẽ dành nguồn kinh phí lớn để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc thiểu số.
Để đánh thức "mặt tiền" Biển Đông, vấn đề lấn biển, phát triển kinh tế ven biển là con đường tương lai của Việt Nam nói chung, Thái Bình nói riêng.
Bắc Giang là một trong số 11 tỉnh của cả nước sở hữu di sản Then, theo đó địa phương đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Đắk Lắk đã và đang tập trung thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tại buổi Hội thảo Quản lý tổng hợp vùng bờ biển và phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh, diễn ra ngày 2/11, tại Quảng Ninh.
Làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TCCN) là những ngành nghề gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc bảo tồn, phát triển các nghề này là cần thiết nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi có làng nghề và lao động nông thôn khác.
Với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nghệ nhân điêu khắc đá Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá.
Hơn 100 bức ảnh và hiện vật được trưng bày, có hình ảnh đã được lưu giữ hơn 100 năm qua, có bức hình lần đầu tiên được công bố… nhưng tất cả đều là những hình ảnh trung thực nhất được ghi lại trong suốt hành trình nỗ lực cứu vãn, bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
"Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước" là chủ đề Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ hai diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vào tháng 10 tới.
Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An đã được chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam bảo tồn nguyên vẹn, đảm bảo tính chân xác. Nhiều cá nhân, tập thể đã được vinh danh vì những cống hiến và đóng góp tiêu biểu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản này.
Một dự án bảo tồn, phát triển san hô tự nhiên sẽ được triển khai trong thời gian tới tại Nha Trang sau khi nhận được khoản tài trợ lên đến 100 ngàn USD từ một tập đoàn lớn của Malaysia vào ngày 28/8.
Chợ nổi Cái Răng chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng sẵn có nên cần các giải pháp cụ thể hơn nhằm bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng.
Ngày 3/7, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2019, các đoàn chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ đã đến làm việc tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn nhằm đưa ra những kết luận khoa học phục vụ cho quá trình trùng tu di sản này.
Sau 10 năm được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể, đến nay ca trù đã có bước phát triển đáng kể. Trong đó Hà Nội là điểm sáng về bảo tồn ca trù. Ca trù Hà Nội đang dẫn đầu về mặt tổ chức, nghiên cứu và số nghệ nhân tài năng. Số câu lạc bộ cũng tăng theo thời gian, cùng với đó là đội ngũ được trẻ hóa, đưa ca trù ngấm sâu vào tiềm thức người dân Thủ đô và du khách.
250 kiến trúc sư, nhà phát triển và chuyên gia đã cùng thảo luận sâu về các vấn đề bảo tồn trong xã hội hiện đại, cách tiếp cận mới nhằm đảm bảo cân bằng và tăng trưởng kinh tế tại hội thảo “Bảo tồn di sản đô thị - Chìa khóa phát triển bền vững”, diễn ra chiều 12/4 tại TP. Hồ Chí Minh.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trình Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng.
Những năm qua, cùng với việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Quảng Ninh cũng chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, nhằm đưa các di sản văn hóa đó trở thành động lực, tài nguyên phục vụ du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” đến năm 2020 với kinh phí hơn 54 tỷ đồng.
Khoác bộ váy dân tộc truyền thống đầy sắc màu, Phó trưởng ban Dân tộc Điện Biên Chu Thùy Liên gây sự chú ý đặc biệt tại Hội thảo “Về giải pháp trong sưu tầm, bảo tồn phát huy di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2016” bởi những chia sẻ đầy tâm huyết trong hành trình khôi phục bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Điện Biên đang có nguy cơ mai một hiện nay.