Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam BộĐã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam BộThủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch trên bao gồm các tỉnh, thành phố bao gồm TP. Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. Cùng với đó là vùng biển ven bờ của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong quy hoạch đề ra, trong thời gian tới, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung ưu tiên thực hiện các dự án trọng điểm. Các dự án này sẽ được chia làm 2 phân kỳ là giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn sau 2030.

Trong những dự án trọng điểm ưu tiên thực hiện trên, có 10 dự án thuộc Quy hoạch tổng thể quốc gia, bao gồm: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ; Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ; Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Đường bộ cao tốc Đông - Tây); Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Đường bộ cao tốc Đông - Tây); Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ngoài ra, còn có dự án Đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; Đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ ; Các tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh; Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu (Đường sắt kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế).

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài là một trong những dự án trọng điểm được ưu tiên thực hiện (Ảnh: Báo Tây Ninh).

Còn lại, có 34 các dự án quan trọng khác, bao gồm: Các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường sắt kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; tuyến đường bộ ven biển theo quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt; Các tuyến đường bộ liên tỉnh, kết nối vùng; Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; Các bến cảng của cảng Cái Mép – Thị Vải (mục tiêu trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn tầm cỡ khu vực và quốc tế); Đầu tư di dời các cảng trên sông Sài Gòn.

Dự án tuyến đường sắt đô thị kết nối TP. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Đồng Nai; Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; Tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; Mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo, nâng cấp Cảng hàng không Biên Hòa.

Dự án cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thủy nội địa, nâng cao tĩnh không các cầu trên các tuyến đường thủy nội địa quan trọng; Các nhà máy điện, các trạm biến áp và đường dây truyền tải liên vùng, nội vùng theo quy hoạch cấp quốc gia được phê duyệt; Các kho xăng, dầu, LNG, LPG, tuyến ống vận chuyển nhiên liệu theo quy hoạch cấp quốc gia được phê duyệt; Các hệ thống thủy lợi, hồ chứa theo quy hoạch cấp quốc gia được phê duyệt; Khu thương mại tự do tại Cái Mép Hạ (Bà Rịa - Vũng Tàu) gắn với cảng biển

Dự án Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh; Hạ tầng cho phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh; Các trung tâm logistics hàng không tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai; Trung tâm logistics gắn với cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu; Hệ thống công trình chống ngập cho TP. Hồ Chí Minh; Phát triển Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Dự án phát triển một số trường đại học lớn theo hướng đạt trình độ tiên tiến của nhóm các trường hàng đầu trong khu vực Châu Á; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao ;Phát triển các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng, các Bệnh viện, Trung tâm y tế chuyên sâu có tầm cỡ khu vực và quốc tế; Trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực phía Nam

Dự án mở rộng, phát triển khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; Đầu tư nâng cấp các cơ sở khoa học, công nghệ công lập trọng điểm; Các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, vùng; Thành lập Trung tâm chuyển đổi số, Trung tâm dữ liệu lớn của vùng; Phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, công viên phần mềm

Ngoài ra, còn có dự án các trung tâm bưu chính vùng; Các khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng, liên tỉnh; Xử lý ô nhiễm môi trường nước tại sông Đồng Nai, sông Sài Gòn; Các cơ sở văn hóa, khu liên hợp thể thao cấp quốc gia vùng; Các khu du lịch quốc gia trên địa bàn vùng.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận