Quản lý an toàn thực phẩm: Bám sát mục tiêu lớn

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, việc tổ chức triển khai chương trình hoạt động giám sát về thực hiện chính sách pháp luật an toàn thực phẩm phải bám sát mục tiêu, yêu cầu đã đề ra...
\"\"

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm

Các bộ, ngành, địa phương và Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016; làm rõ các nội dung về triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và kết quả thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, trong xuất nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm; việc khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và các công tác khác.

Kết quả giám sát liên tục từ năm 2011 đến tháng 10/2016 cho thấy, ngộ độc thực phẩm vẫn đang là thách thức lớn. cả nước đã ghi nhận 1.007 vụ với 30.395 người mắc, 25.617 người đi viện và 164 người tử vong. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng do kinh phí thiếu nên đã ảnh hưởng đến hiệu năng của công tác thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 40,2%), do độc tố tự nhiên chiếm 27,9%, do hóa chất chiếm 4,3% và còn 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.

Báo cáo của các bộ chức năng liên quan đến hoạt động quản lý an toàn thực phẩm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Y tế đều có chung một điểm là mặc dù có nhiều nỗ lực, song việc thiếu kinh phí là một trong những nguyên nhân được xem là có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của công tác quản lý.

Thứ trưởng Bộ Thương Trần Quốc Khánh cho biết, tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm của ngành giai đoạn 2011- 2015 là 101 tỷ đồng. “Cả 5 năm chỉ được trên 100 tỷ đồng, số tiền này quá ít” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhìn nhận.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, các nguồn kinh phí cấp cho hoạt động Sở Công Thương các địa phương (đơn vị trực tiếp triển khai các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương) rất hạn hẹp nên các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý và thực thi nhiệm vụ tại địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các chương trình, đề án của Bộ Công Thương.

Lãnh đạo Bộ Y tế nhận định, mặc dù đã được phủ quan tâm nhưng đầu tư kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn rất thấp, đặc biệt khi so với một số nước láng giềng như Thái Lan (chỉ bằng 1/25), Trung Quốc (bằng 1/30). còn đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kinh phí Bộ được cấp để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015 chỉ đạt 29,68% kế hoạch đề xuất cũng là khó khăn lớn để bảo đảm hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, việc tổ chức triển khai chương trình hoạt động giám sát phải bám sát mục tiêu yêu cầu đã đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuân thủ các quy định của Luật Hoạt động giám sát. Về các nội dung cụ thể, trên cơ sở giám sát việc ban hành các chính sách, các quy phạm pháp luật và việc tổ chức triển khai thi hành an toàn thực phẩm. Kết quả giám sát sẽ đánh giá những vướng mắc trong thực thi luật, hạn chế trong các quy định của pháp luật, từ đó có phương hướng giải quyết để luật đi vào cuộc sống.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận