Sự bế tắc và gián đoạn lớn do dịch Covid - 19 gây ra, những ý kiến tranh luận về việc gia hạn thời kỳ chuyển đổi Brexit nhấn mạnh đến lý do tại sao cần thiết. Chính phủ Anh cũng đã nêu ra một số lý do tại sao không muốn gia hạn.
![]() |
Nước Anh vẫn đang đối mặt với nguy cơ rời Eu không có thỏa thuận |
Câu hỏi thực sự bây giờ không phải là tại sao, mà là làm thế nào. Có cách nào để cân bằng các ý kiến trái chiều ở mỗi bên, giải quyết các mối quan tâm được nêu ra, trong khi vẫn cố gắng thực hiện một số lợi ích mà việc mở rộng giai đoạn chuyển tiếp này sẽ mang lại? Các nhà phân tích cho rằng, cách để vượt qua ranh giới này gọi là sự gia hạn có điều kiện, tạo ra khoảng thời gian cho phép mọi người chuẩn bị bất kỳ thỏa thuận đạt được. Đó là giai đoạn Chuẩn bị, Phê chuẩn và Thực hiện (PREP).
PREP sẽ là giai đoạn để Vương quốc Anh và EU đồng ý trước ngày 30/6/2020, rằng quá trình chuyển đổi sẽ được kéo dài trong một khoảng thời gian định sẵn, giả sử 6 hoặc 9 tháng, nếu thỏa thuận ban đầu đạt được một điểm nhất định vào cuối năm nay. Điều quan trọng, thời gian PREP sẽ không tạo ra nhiều thời gian đàm phán, mà đơn giản là có nhiều thời gian hơn để thực hiện bất cứ điều gì đã được thỏa thuận trong giai đoạn đàm phán hiện tại. Thời điểm thỏa thuận sẽ phải đạt được cần phải đủ xa trước cuối năm, để cho phép các ngành nghề kinh doanh phản ứng, nhưng cũng tránh quá muộn để thực hiện mọi chuẩn bị cần thiết trong trường hợp có một sự ra đi không thỏa thuận. Đầu tháng 10 dường như là mục tiêu hợp lý, phù hợp với những mục tiêu hiện tại là có các cuộc đàm phán được kết luận rộng rãi, sau đó để cho phép phê chuẩn từ cả hai phía. Phần gia hạn ban đầu của Điều 50 vào tháng 3 năm ngoái đã dẫn đến việc kéo dài các thời hạn khác nhau, tùy thuộc vào kết quả của cuộc bỏ phiếu tại quốc hội Anh.
Do đó, phương án đặt ra là cả hai bên đồng ý phần gia hạn sẽ có hiệu lực, nếu các nghị sỹ của Anh bỏ phiếu đạt được thỏa thuận chính trị ban đầu giữa hai bên về mối quan hệ tương lai. Nói cách khác, thỏa thuận trong tầm nhìn mà cả hai bên có thể hỗ trợ. Tất nhiên, sẽ có những câu hỏi: Liệu điều này có khả thi về mặt pháp lý cả theo Thỏa thuận Brexit hay không? có bảo đảm các điều khoản của Anh rời khỏi khối liên minh theo luật của EU hay không? Thỏa thuận như vậy sẽ giúp Ủy ban Hỗn hợp đưa ra quyết định tại một số thời điểm trước ngày 30/6, để kéo dài thời gian chuyển tiếp lên đến 1 hoặc 2 năm như quy định trong Thỏa thuận Brexit. Chỉ xảy ra quyết định này với điều kiện trên lá phiếu đó cho thấy các nghị sỹ hài lòng với thỏa thuận được đề xuất.
Đối với luật pháp EU, cơ sở pháp lý sẽ là Điều 50, vì đây vẫn là nền tảng pháp lý cho giai đoạn chuyển tiếp và cho việc gia hạn có thể. Quyết định gia hạn được đưa ra bởi Hội đồng châu Âu vào ngày 22/3/2019, đã kéo dài thời gian gia hạn về việc Thỏa thuận Brexit có được Hạ viện thông qua hay không. Vì vậy, dường như có lập luận mạnh mẽ để tin rằng, cách tiếp cận như vậy là khả thi về mặt pháp lý. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là thỏa thuận như vậy có hiệu quả với cả hai bên hay không. Nó sẽ giải quyết các tranh luận có lợi trong khi bù đắp mối quan tâm của những người phản đối việc gia hạn ở phía Anh hay không?
Các lý lẽ ủng hộ có xu hướng tập trung vào những mối quan tâm kinh tế và sự chậm trễ đối với các chuẩn bị thực tế. Cụ thể là việc điều hành cú sốc cung và cầu đáng kể (dịch Covid - 19) sang một vụ khác (Brexit) sẽ chỉ gây ra tác hại kinh tế hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt này tập trung vào trung và dài hạn. David Frost - nhà đàm phán trưởng của Vương quốc Anh - cho biết, chính phủ chấp nhận sẽ có khoản chi phí một lần từ việc đối mặt với các hạn chế tại biên giới hải quan và quy định. Rõ ràng, sự gián đoạn như vậy là không mong muốn, khi các doanh nghiệp vẫn phải ứng phó với hậu quả từ đại dịch Covid - 19.
Lập luận về việc cho phép có đủ thời gian để chuẩn bị thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Hầu như tất cả các nguồn lực của chính phủ và doanh nghiệp đã bị chuyển hướng khỏi việc chuẩn bị cho Brexit và ứng phó với dịch Covid – 19. Có nghĩa là, các dàn xếp cần thiết để thực hiện một thỏa thuận khó có thể được thực hiện ngay cả khi đạt được. PREP sẽ cung cấp thêm thời gian để chuẩn bị và làm như vậy trong khi rõ ràng về thỏa thuận chính trị đã đạt được. Lập luận chủ chốt của Chính phủ Anh trong việc từ chối kéo dài chuyển tiếp vì đơn giản là kéo dài các cuộc đàm phán, tạo ra sự không chắc chắn hơn, khiến Anh phải trả nhiều tiền hơn cho EU trong tương lai và khiến Anh bị ràng buộc bởi việc triển khai luật pháp EU vào thời điểm khi Anh cần kiểm soát công việc của mình. PREP sẽ không gia hạn các cuộc đàm phán, vì nó chỉ tồn tại nếu đã đạt được thỏa thuận. Nó cũng duy trì áp lực thời gian đối với các cuộc đàm phán và áp lực từ rủi ro không có thỏa thuận - cả 2 điều kiện mà Chính phủ Anh đã nói là những động lực hữu ích để có thỏa thuận.
Hơn nữa, Chính phủ Anh trước đây đã lập luận, việc kéo dài chuyển đổi sẽ thay đổi mọi thứ, vì cơ bản sự khác biệt giữa hai bên có thể kéo dài hoặc không. Việc gia hạn có điều kiện như vậy làm giảm sự không chắc chắn thay vì tạo ra nhiều hơn. Quan trọng hơn, mặc dù sẽ thu hẹp các kịch bản tiềm năng mà cả chính phủ và doanh nghiệp phải chuẩn bị vào cuối năm nay. Tuy nhiên, không thể loại bỏ nguy cơ không có thỏa thuận, nhưng loại bỏ được một số điều không chắc chắn, bằng cách thu hẹp những gì có thể thay đổi vào cuối năm nay vẫn tốt hơn là không có gì.
Một trong những mối quan tâm của Anh vẫn còn. Cách tiếp cận như vậy sẽ bao gồm đóng góp cho ngân sách EU. Điều này cần được đàm phán một lần nữa theo như Thỏa thuận Brexit và có thể trước ngày 30/6, mặc dù Anh chỉ cần thanh toán nếu đạt được thỏa thuận. Các điều khoản cần phải được sự đồng ý của Ủy ban Hỗn hợp - cơ quan có đại diện từ cả hai bên giám sát việc thực hiện thỏa thuận Brexit. Vì vậy, Vương quốc Anh sẽ có quyền phủ quyết, và có thể đảm bảo chỉ đóng góp một phần của ngân sách mà Anh vẫn tham gia. Bất kỳ đóng góp nào cho các chương trình ngân sách rộng hơn của EU liên quan đến Covid - 19 cần được loại trừ rõ ràng bằng các điều khoản pháp lý của PREP mà hai bên đã thỏa thuận. Trong ngân sách năm 2020 của Vương quốc Anh ước tính, tiết kiệm tài chính ròng thực sự từ ngân sách EU sẽ gần 5 tỷ bảng vào năm 2020 - 2021, trong khi Bộ Tài chính Anh cho biết, đóng góp ròng trung bình hàng năm của Vương quốc Anh trong 7 năm qua là 9,5 tỷ bảng.
Tất cả các biện pháp mà Anh áp dụng đã được phê duyệt theo các quy tắc viện trợ của nhà nước EU. Điều này mang lại sự linh hoạt đáng kể cho các quốc gia hành động, để khắc phục sự xáo trộn nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Các diễn giải về những quy tắc có thể thay đổi khi khủng hoảng diễn ra, nhưng cần được áp dụng thống nhất cho các quốc gia EU, cũng như đối với Anh. Điều này sẽ tạo ra sự rõ ràng ở EU trong việc linh hoạt nhất có thể, thay vì diễn giải hạn chế các quy tắc có thể gây hại cho tất cả các quốc gia EU. Do đó, PREP có thể là một cách trung gian.