
Để xóa bất cập sau thời gian thực hiện “3 tại chỗ” ngày 15/8 Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) TP Hồ Chí Minh (HBA) đã kiến nghị được thực hiện “2 tại chỗ - một vùng xanh”; đồng thời kiến nghị được “tiêm vét” vắc xin cho công nhân tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.

Song song với hệ thống điểm bán hàng bình ổn, "mũi tiến công" thứ hai được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai là kênh thương mại điện tử (TMĐT) và các điểm bán hàng lưu động để giảm tải siêu thị, tăng cường nguồn cung cho thành phố.

Xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đầu năm vẫn duy trì tăng trưởng, dù doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này có duy trì được hay không phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh của cả nước.

Hàng loạt chợ đầu mối, chợ dân sinh phải đóng cửa; chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy; người dân dù có tiền cũng khó mua được hàng hóa thiết yếu…, đó là thực trạng đã từng diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, đến thời điểm này, với sự vào cuộc của Tổ công tác đặc biệt nhiều bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa đã dần ổn định.

Trước diễn biến dịch Covid-19 hết sức phức tạp, cùng với nhiều doanh nghiệp (DN) còn phản ánh gặp vướng mắc, khó khăn về thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa phải nộp một số chứng từ giấy bất hợp lý, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các cục hải quan địa phương kịp thời hỗ trợ thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu đối với các mặt hàng phục vụ phòng, chống Covid-19.

Nghệ An đã triển khai kế hoạch hỗ trợ cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Các doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đánh giá chính sách hỗ trợ này kịp thời, thiết thực đối với người lao động hiện đang đối mặt mới nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Theo các doanh nghiệp lúa gạo, một trong vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tháo gỡ khó khăn về vốn để doanh nghiệp có nguồn tiền thu mua lúa gạo cho bà con khi vụ lúa Hè thu đang bước vào thời kỳ thu hoạch rộ.

Năm 2021 được đánh giá là năm cực kỳ khó khăn cho tiêu thụ nông sản vùng dịch bởi những ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh Covid-19. Song, nhờ một phần từ “cánh tay nối dài” của các doanh nghiệp bưu điện với đa dạng kênh phân phối, từ các bưu cục, điểm bán hàng lưu động, trang thương mại điện tử… nông sản mùa dịch đã được tiêu thụ tương đối tốt thời gian vừa qua.

Áp dụng "3 tại chỗ" kéo dài dẫn tới công suất hoạt động giảm, lượng gạo tồn kho cao do chưa xuất khẩu được vì vướng khâu lưu thông tại các cảng… những khó khăn này khiến doanh nghiệp lúa gạo đang ở thế khó và chưa thể tiếp tục thu mua lúa cho nông dân.

Ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

Để giải tỏa những bất cập trong sản xuất, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần tiêm vắc xin tập trung cho tất cả công nhân, nếu cần thiết xin được lập bệnh viện dã chiến trong khu công nghiệp và phải có phương án thay thế phương án 3 tại chỗ sau ngày 16/8...

Với quan điểm khai thác tối đa thị trường trong nước, Sở Công Thương Hậu Giang đã thường xuyên làm việc với các siêu thị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện kết nối tiêu thụ nông thủy sản cho nông dân trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp.

Chỉ trong 2 ngày 9 và 10/8, Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các sự kiện kết nối nông sản khu vực Nam bộ và Tây Nguyên đến với khách hàng trong và ngoài nước.

Những ngày qua, chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang quyết liệt vào cuộc để đưa ra những giải pháp phù hợp cũng như thúc đẩy kết nối với các doanh nghiệp thu mua lớn nhằm khơi thông đầu ra cho lúa gạo trong vùng.

Thanh long, nhãn, ổi… là những nông sản của các tỉnh khu vực Tây Nam bộ đang được kênh bán lẻ tiêu thụ thông qua kết nối từ "Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp" của Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt).

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm các địa phương đến tay người tiêu dùng cả nước trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Tận dụng tối đa hệ thống vận chuyển của doanh nghiệp bưu chính viễn thông cho công tác phân phối, lưu chuyển hàng hóa trong khu vực có dịch và hệ thống các điểm bán của bưu điện làm điểm phân phối hàng hóa - đó là mô hình được Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hoá và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cho các tỉnh, thành hố trực thuộc trung ương phía Nam - Tổ công tác đặc biệt) và Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo doanh nghiệp triển khai rất tốt thời gian qua nhằm nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa đến các vùng có dịch.

Quyết tâm phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhưng bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã kiến nghị “nới lỏng' một số biện pháp chống dịch tại doanh nghiệp để hoạt động công nghiệp dần trở lại bình thường trong điều kiện mới.

Các hiệp hội, ngành hàng tại TP. Hồ Chí Minh đề xuất nhiều kiến nghị với "Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp" của Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt) tại cuộc họp trực tuyến sáng 7/8.

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp bằng những giải pháp hiệu quả, đồng bộ và mang tính kết nối cao từ các cơ quan quản lý đến các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp là nội dung Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức chiều 6/8/2021.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tại thời điểm này mặc dù số lượng đơn hàng qua thương mại điện tử (TMĐT) tăng đột biến, tuy nhiên nhân viên giao nhận hàng hóa TMĐT bị hạn chế hoạt động khiến chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng bị gián đoạn.

Nhằm giúp các CEO và chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ số quan trọng, đưa ra các quyết định kịp thời, đồng thời luôn giữ “sức khỏe” tốt cho chính doanh nghiệp của mình, sáng ngày 6/8, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội phối hợp với Công ty CP Misa tổ chức hội thảo trực tuyến “Hiểu chỉ số tài chính, khám sức khỏe doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19”.

Hàng loạt chợ đầu mối phải đóng cửa, nhiều siêu thị bán lẻ dừng bán hàng do có liên quan đến các ca F0… đây là thực trạng đã từng xảy ra ở một số địa phương khiến chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy, người dân có tiền cũng không mua được hàng hoặc phải mua với giá cao hơn bình thường nhiều lần. Điều này khiến vấn đề tiêm vaccine cho nhân viên bán lẻ được nhắc đến rất nhiều như một trong những giải pháp quan trọng nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Ngày 6/8, “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021” được Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, là một trong những hoạt động kết nối cung cầu quan trọng, hỗ trợ tiêu thụ các loại nông sản của các tỉnh thành phía Nam đến vụ thu hoạch.