Phát triển nhiệt điện than - Kỳ III: Xây dựng chiến lược tổng thể

Nhằm đảm bảo nhiệt điện than phát triển bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường, Việt Nam cần sớm có chiến lược tổng thể cũng như giải pháp đồng bộ.
\"\"
Xưởng thu hồi tro bay từ tro xỉ than của Công ty Cổ phần  Sông Đà - Cao Cường

Xây dựng nhà máy nhiệt điện than hiệu suất cao

Các chuyên gia cho rằng, đã tới lúc xem xét, đánh giá nghiêm túc về chiến lược tổng thể phát triển năng lượng quốc gia, trong đó có đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII. Theo đó, sớm đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhiệt điện than trên cơ sở rà soát, đánh giá về lợi ích, tác động đối với nền kinh tế; tính toán đến yếu tố cân đối nguồn theo vùng miền, phân bổ hợp lý dự án BOT; xây dựng chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển nhà máy nhiệt điện than hiệu suất cao, sử dụng công nghệ siêu tới hạn, trên tới hạn...

Giáo sư Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam - cho rằng, dựa trên nhu cầu phát triển nhiện điện than, phải tính đến phương án đảm bảo nguồn than cho các nhà máy hoạt động lâu dài với cam kết (hợp đồng) quy mô

cấp quốc gia giữa Việt Nam và những nước có nguồn than như: Indonesia, Australia, Nga...; khuyến khích sử dụng các loại than phù hợp trong nước. 

Đây cũng là nội dung được Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đưa ra trong Dự thảo Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến năm 2035 lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Hướng đi cho bài toán môi trường

Không phải đến nay, việc xử lý tro, xỉ nhiệt điện than mới được đặt ra mà trước đó Chính phủ, các bộ, ngành cũng đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.

Trước hết, phải kể đến Quyết định 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của về tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung và gần đây là Quyết định số 1696/QĐ-TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Về những quyết định này, ông Kiều Văn Mát - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần  Sông Đà - Cao Cường, cũng như đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam và  doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung đều khẳng định đó là hướng đi đúng mang tầm chiến lược, nếu sớm triển khai quyết liệt sẽ làm lợi cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Quan trọng hơn, những chính sách trên sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ông Phạm Văn Thư - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại – đề xuất: Cơ quan chức năng cần sớm xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện các chính sách nên trên; đẩy mạnh tuyên truyền và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung.

Phải tính đến phương án đảm bảo nguồn than cho các nhà máy nhiệt điện hoạt động lâu dài với cam kết (hợp đồng) quy mô cấp quốc gia.
TIN LIÊN QUAN
Phát triển nhiệt điện than - Kỳ II: Doanh nghiệp thiệt thòi bởi cơ chế
Phát triển nhiệt điện than - Kỳ I: Những thách thức không nhỏ
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận