Xây dựng khung thể chế quốc gia chuỗi thực phẩm an toànMinh bạch nguồn gốc sản phẩm dễ dàng chỉ với một thiết bị di độngTruy xuất nguồn gốc sản phẩm- xu thế của năm 2018Truy xuất nguồn gốc: Nâng tầm giá trị nông sản ViệtTP. Hồ Chí Minh thêm 33 đơn vị được chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn |
Người tiêu dùng bị bủa vây với các loại thực phẩm an toàn
Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, hiện nay đang có rất nhiều ngộ nhận về việc phân định thế nào là thực phẩm an toàn. Người tiêu dùng còn bị bủa vây bởi các thực phẩm bẩn, kém chất lượng, thậm chí do giá thành rẻ và dễ tìm mua nên thực phẩm bẩn hầu như lấn át thực phẩm an toàn. Ngoài ra các sản phẩm này đang bị công nghệ truyền thông, quảng cáo rầm rộ với việc dán mã QR, quảng bá có truy xuất nguồn gốc... nhưng khó kiểm tra được độ an toàn thật sự.
![]() |
Thị trường có quá nhiều sản phẩm chưa đủ chứng minh xuất xứ nguồ n gốc. Ảnh minh họa |
Nhìn từ thực tế, việc truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng cách đeo vòng đang được thực hiện nhưng còn khá nhiều vướng mắc đã làm cho người tiêu dùng ngại mua thịt heo ngoài chợ nên vào siêu thị để mua. Nhưng các sản phẩm như nem, chả, chà bông làm từ thịt heo cũng chỉ ghi thành phần là thịt heo, không ai ghi thịt heo truy suất nguồn gốc như thế nào. Và nếu sản phẩm có gắn mã truy xuất QR thì cũng mới dừng ở thông tin về nhà sản xuất vào siêu thị, không có nguồn thịt heo từ trang trại nào, dùng thức ăn gì… Vậy thực phẩm an toàn (TPAT) đã làm người tiêu dùng phải ngần ngại, hoài nghi.
Nhiều người tiêu dùng chia sẻ mua thực phẩm được quảng bá là an toàn từ các cửa hàng bán có giá cao để “tự hiểu” là sản phẩm chất lượng, an toàn. Còn thực chất sản phẩm thế nào thì cũng không rõ, chỉ biết tin vào người bán hàng.
Từ phía các đơn vị sản xuất thực phẩm cho hay, làm thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch an toàn là con đường vô cùng khó khăn. Doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất thực phẩm an toàn thực sự không nhiều, hàng hóa rất ít, nhưng chính họ không thể đưa hàng phân phối vào các chợ đầu mối vì thương lái không mua. Bởi sản phẩm thương lái cần là đẹp, bắt mắt và giá rẻ chứ không phải bề ngoài không hấp dẫn nhưng giá lại cao.
Cần sự vào cuộc của nhà nước và doanh nghiệp
Hy vọng sản xuất thực phẩm chất lượng và làm thương hiệu tốt, ông Võ Quan Huy - Giám đốc công ty TNHH Huy Long An - bày tỏ: Trước hết người sản xuất nên lựa chọn quy trình quản trị sản xuất, chi tiết quy trình sản xuất từ đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm để tạo sự minh bạch, an tâm cho nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng. Quan trọng hơn,dù hướng đến thị trường nội địa hay xuất khẩu đều phải nắm bắt tốt thông tin thị trường và thực hiện hoạt động sản xuất hướng đến những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
![]() |
Bên cạnh sự nỗ lực của DN sản xuất thì hệ thống phân phối cần vào cuộc hỗ trợ |
Đồng quan điểm này, theo bà Đỗ Thị Lan Nhi - Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng của VinEco, muốn truy xuất nguồn gốc sản phẩm thì trước hết nhà sản xuất phải minh bạch về thông tin sản phẩm qua tem nhãn, thành phần, hạn sử dụng, tên đơn vị sản xuất... Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua tem nhãn đã được áp dụng, khi kiểm tra thì chúng ta sẽ biết sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn VietGAP, organic (hữu cơ) hay hàng Việt Nam chất lượng cao. Từ đó người tiêu dùng mới có thể chủ động quét mã để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm.
Để biết đâu thực sự là thực phẩm an toàn Thạc sĩ Nguyễn Kim Thanh - Chuyên gia về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm - Quản lý chuỗi SEASAP - cho rằng, Việt Nam nên học cách làm thực phẩm an toàn của châu Âu. An toàn thực phẩm ở châu Âu đang được chứng nhận hợp pháp bởi các nhà bán lẻ. Chính nhà bán lẻ chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và cũng nhờ những tiêu chuẩn tự nguyện này đã giúp nhà bán lẻ kiểm soát được chất lượng hàng hóa của họ. Tất nhiên trước khi có những tiêu chuẩn tự nguyện được xây dựng bởi các nhà bán lẻ, họ có hệ thống luật định khắt khe trong an toàn thực phẩm.
Mặt khác, hiện có rất nhiều ngộ nhận trên thị trường, từ phía nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng, là có QR code tức có truy xuất nguồn gốc, hoặc tem chống hàng giả là truy xuất nguồn gốc. Song mọi công nghệ truy xuất nguồn gốc chỉ là công cụ, vấn đề mấu chốt vẫn là ở khâu sản xuất ra sản phẩm. Vì thế, để người tiêu dùng hiểu và nhận định đúng về sản phẩm, nhà nước, cơ quan truyền thông, hệ thống kinh doanh... cần tăng cường các thông tin chính thống, đúng đắn và dễ hiểu cung cấp cho người tiêu dùng.
Đại diện Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cho rằng, nhà nước nên xây dựng chuẩn truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang tính minh bạch từ nguyên liệu đầu vào. Đã đến lúc TPAT phải coi như điều hiển nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Vai trò của các cơ quan quản lý góp phần giúp minh bạch trong sản xuất thực phẩm sạch rất quan trọng. |