Nâng cao tính thực thi của chính sách pháp luật, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn

Đã đến lúc ngành điện không thể mãi chạy theo “thỏa mãn” mọi nhu cầu về năng lượng, vì vậy việc sửa đổi chính sách về sử dụng năng lượng là cần thiết.
Tiết kiệm gần 1,5 triệu kWh: Hiệu quả từ các giải pháp tiết kiệm năng lượngĐể không mất điện: Hãy tiết kiệm điện

Tạo lập hành lang pháp lý

Trong hơn một thập kỷ qua, cùng với sự phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đã được ban hành, trong đó, có nhiều văn bản, chính sách quy định về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

TS Nguyễn Thăng Long -– Hội Khoa học công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam - cho biết: Với sự ra đời của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành với nội dung phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng năng lượng của Việt Nam, và xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, bao trùm các khía cạnh quản lý, kỹ thuật, công nghệ chính sách khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành kinh tế chủ yếu (sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, chiếu sáng và sinh hoạt của cộng đồng ...).

Đã đến lúc cần sửa đổi chính sách về sử dụng năng lượng để phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tạo lập được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc nâng cao nhận thức và thực thi các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, tạo lập được nền tảng pháp lý để xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, dự án, đề án hợp tác với các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước.

Đặc biệt, quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đem lại kết quả định lượng kháả quan trọng trong thực hiện đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng qua các giai đoạn của Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn 2006 - 2011 đạt mức thực tế là 3,4%, tương đương với 4,9 triệu TOE. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn 2012 - 2015 đạt 6,18%, tương đương 10,101 triệu TOE.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang điều phối triển khai thực hiện Chương trình quốc gia giai đoạn 2019 - 2030, với mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5% - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 - 2025 và từ 8% - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 – 2030.

Những bất cập nảy sinh

Bên cạnh một số thành công nhất định, theo đánh giá của TS Nguyễn Thăng Long, kết quả thực hiện chính sách chưa thật sự toàn diện và bền vững do nhiều khó khăn, bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi.

Trong đó, có thể kể đến như: Tính tuân thủ pháp luật của một số cơ sở chưa nghiêm; thực hiện một cách hình thức, đối phó trong việc lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, báo cáo kiểm toán năng lượng…; việc tuân thủ xây dựng mô hình quản lý năng lượng chưa đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế...

Ngoài ra, chính sách chưa đầy đủ và còn bất cập đối với một số loại hình hoạt động dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cụ thể, theo TS. Nguyễn Thăng Long, các quy định về dịch vụ tư vấn năng lượng còn chung chung, nặng tính khuyến khích, chưa hình thành được phương thức và biện pháp quản lý phù hợp để thúc đẩy thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng; mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) chưa phổ biến, còn mang tính tự phát, thị trường nhỏ lẻ, chưa quy định hoạt động giám sát của tổ chức độc lập... do thiếu khung pháp lý cụ thể.

Hiện mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) chưa phổ biến

Cùng với đó, chất lượng kiểm toán năng lượng còn thấp, nhiều đơn vị kiểm toán còn hạn chế về năng lực và phương tiện hành nghề dẫn đến chất lượng các báo cáo kiểm toán không đạt yêu cầu, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kiểm toán năng lượng; chưa hoàn thiện các chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng bằng các công cụ tài chính truyền thống (như: hỗ trợ vốn, đất đai, miễn giảm thuế, phí) thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về tín dụng, thuế, đầu tư, đất đai nên chưa có tác dụng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này một cách bền vững.

Các công cụ tài chính phi truyền thống vận hành dưới dạng quỹ tài chính đã được giới thiệu và từng bước đưa vào áp dụng tại Việt Nam vừa qua rất hữu ích nhưng mới ở quy mô thử nghiệm, chưa phổ biển, các tổ chức liên quan còn ngần ngại áp dụng.

Đặc biệt, chúng ta chưa hoàn chỉnh các chính sách chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng. Thiếu các chính sách về nguồn lực hỗ trợ đầu tư và hoạt động nghiên cứu - phát triển cho đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ để sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hiệu suất cao. Từ những tồn tại trên, đòi hỏi phải sớm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” -– TS. Nguyễn Thăng Long nhấn mạnh.

Cần sửa đổi cho phù hợp

TS. Nguyễn Thăng Long đã đề xuất: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần sửa đổi một số nội dung liên quan đến các vấn đề còn đang tồn tại và là rào cản cho công cuộc thực hiện tiết kiệm năng lượng đang diễn ra hiện nay. Cụ thể:

Thứnhất, hoàn thiện quy định nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giữa các cơ quan trung ương và địa phương; quy định cụ thể vai trò và trách nhiệm của mỗi cấp, đặc biệt là vai trò đầu mối tổ chức triển khai toàn bộ hoạt động Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phân cấp chức năng quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực xây dựng và phương tiện giao thông vận tải cho Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý nhà nước trong các hoạt chuyên ngành: Quản lý đối với cơ sở sử dụng năng lượng.

Tăng cường chế tài, xây dựng chính sách và biện pháp quản lý hợp để khuyến khích hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ sung quy chế tài khen thưởng đối người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng....

Thủ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động dịch vụ tư vấn, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Thứ tư, hoàn thiện quy định về các chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bổ sung quy định mới về Quỹ phát triển năng lượng bền vững, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ năm, hoàn thiện quy định về chính sách chuyển đổi thị trường và quả hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.

Đặc biệt, cần xem xét điều chỉnh quy định mức sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hiện hành trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dân dụng; bổ sung quy định cụ thể về nghĩa vụ thực hiện các quy định của luật đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Luật sửa đổi cũng cần quy định chi tiết hơn về việc xây dựng và áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng và giao thông vận tại và dịch vụ tư vấn năng lượng lkiên quan đến hoạt động kiểm toán năng lượng và hoạt động của ESCO.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận