
Ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản theo hình thức trực tuyến. Các Bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch hành động phục hồi kinh tế ASEAN - Nhật Bản nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.

Việt Nam gia nhập vào ASEAN năm 1995 đã đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ hội nhập toàn diện của khu vực. Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong 25 năm qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN, đóng góp tích cực cho hợp tác vì hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực.

Sau 25 năm gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (28/7/1995 – 28/7/2020), Việt Nam đã từng bước hội nhập với tâm thế ngày càng tự tin, tích cực, chủ động và không ngừng phát huy vai trò là một đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm. Điều này cũng giúp giúp Việt Nam ngày càng vững vàng hơn khi vươn ra "biển lớn" - hội nhập toàn cầu.

Ngày 22/7, Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV SEOM) lần thứ 19 đã được tổ chức tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến. Đây là cuộc họp SEOM quan trọng của cơ chế hợp tác kinh tế CLMV, được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi hội nghị thuộc khuôn khổ kênh hợp tác kinh tế ASEAN 2020 (ASEAN SEOM 3/51).

Cuộc họp trực tuyến liên ngành của các Quan chức cao cấp ASEAN thảo luận về định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 vừa được diễn ra ngày 20/7 theo hình thức trực tuyến. Đây là một trong các ưu tiên chính của ASEAN năm 2020 theo sáng kiến của Việt Nam, nhằm định hướng tiến trình phát triển của ASEAN sau khi hoàn thành triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Hội nghị trực tuyến Quan chức cao cấp ASEAN (ASEAN SOM) đã được tổ chức bằng hình thức trực tuyến ngày 16/7 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam.

Phát biểu tại Diễn đàn ASEAN về phát triển tiểu vùng: Gắn kết hợp tác Mekong với các mục tiêu của ASEAN” diễn ra sáng ngày 14/7 theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của đại diện các nước ASEAN và các đối tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sự cần thiết của việc gắn kết tương hỗ giữa Mekong và ASEAN.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Mê Công - Nhật Bản lần thứ 13 diễn ra ngày 9/7 bằng hình thức trực tuyến, các Bộ trưởng đã tái khẳng định sự cần thiết tăng cường các nỗ lực chung trong phòng chống dịch bệnh và tái thiết nền kinh tế.

Tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Australia đặc biệt về COVID-19 theo hình thức trực tuyến, hai bên nhất trí đẩy mạnh phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực dự phòng ứng phó và hợp tác kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả.

Các hãng truyền thông ở Đức và Áo đã đăng tải bài viết về việc ASEAN tiến hành Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 qua hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Việt Nam.

Tại buổi họp báo quốc tế ngay khi Hội nghị Cấp cao ASEAN - 36 kết thúc chiều ngày 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về một ASEAN thành công, thống nhất cao để ra Tuyên bố chung của hội nghị. Đó là một khu vực ASEAN an toàn, đoàn kết, chủ động thích ứng, đặc biệt phòng ngừa dịch bệnh tốt, để các nước có điều kiện phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đồng thời, mong muốn hợp tác với các đối tác trên thế giới, đặc biệt là các đối tác lớn.

Chiều 26/6, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020, đã chủ trì Phiên họp đặc biệt của các Nhà Lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra ngày 26/6, các nhà lãnh đạo đã công bố Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng” và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay và ghi nhận 9 văn kiện khác.

Sáng ngày 26/6, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tổ chức theo hình thức trực tuyến khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao chính thức đầu tiên trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Chiều 25/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. Hội nghị sẽ được diễn ra vào ngày 26/6, được triển khai trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến tại mỗi nước.

Tại buổi họp báo về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 chiều ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN Nguyễn Quốc Dũng thông tin, nội dung được các nhà lãnh đạo tập trung trao đổi tại Hội nghị Cấp cao diễn ra ngày 26/6 là tiếp tục hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 và tăng cường khả năng phục hồi của ASEAN.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN là bước đi quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh đó, là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối như: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, Ấn Độ và Hồng Kông (Trung Quốc).

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Thành tựu kinh tế và hội nhập quốc tế những năm qua đã khẳng định chủ trương tham gia APEC là đúng đắn, đúng thời điểm. Bên cạnh đó, là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á-Âu.

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại buổi họp báo sau khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 đặc biệt trực tuyến về ứng phó dịch Covid-19.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) trực tuyến, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, các nước thống nhất mục tiêu cao nhất là tiếp tục đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, đồng thời phối hợp chặt chẽ, đảm bảo những chương trình hợp tác về kinh tế - xã hội.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) trực tuyến diễn ra chiều ngày 4/6, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và ba nước đối tác đã đưa ra Tuyên bố chung về giảm thiểu tác động kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến đặc biệt về ứng phó đại dịch Covid-19 tổ chức sáng ngày 4/6 đã chính thức thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam đã thể hiện khả năng ứng phó kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả, cùng các nước ASEAN triển khai nhiều biện pháp và kế hoạch hành động nhằm chủ động ngăn chặn và ứng phó với đại dịch.

Để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong thời gian tới, tại Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 (UBQG) diễn ra ngày 15/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh - Chủ tịch UBQG đã giao các Tiểu ban, BTK ASEAN 2020 tiếp tục công tác chuẩn bị, xây dựng sẵn sàng các phương án, chương trình, kịch bản phù hợp với diễn biến tình hình.