
Lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương, khẳng định sự coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác và hòa bình tại khu vực.

Tại Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN-Australia lần thứ 2, diễn ra ngày 14/11, Australia đã cam kết hỗ trợ 21 triệu AUD cho Trung tâm khu vực ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi; 70 triệu AUD hỗ trợ nâng cao khả năng tự cường của các nước ở khu vực Đông Nam Á; và 230 triệu AUD cho hợp tác Mekong, coi đây là nền tảng xây dựng một ASEAN vững mạnh.

Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN – New Zealand vào sáng ngày 14/11, hai bên đã nhất trí từng bước tái mở cửa thị trường, thuận lợi hoá thương mại, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị kinh tế-thương mại. Trên cơ sở đó, cần hướng tới nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia – New Zealand, bổ trợ cho Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN –Hoa Kỳ lần thứ 8 trực tuyến vào sáng ngày 14/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert C. O’Brien khẳng định cam kết hỗ trợ các nước ASEAN ứng phó với dịch bệnh thông qua khoản hỗ trợ cả về tài chính lẫn các trang thiết bị với tổng trị giá 87 triệu USD.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, ngày 13/11, lãnh đạo 5 quốc gia có sông Mê Công chạy qua gồm Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cùng tham dự Hội nghị Cấp cao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 2. Một tuyên bố chung của hội nghị cũng đã được thông qua.

Ngày 13/11, Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2020 được tổ chức với sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác, cùng doanh nghiệp trong khu vực. Điều này thể hiện tinh thần hợp tác của Chính phủ các nước và giới tư nhân chung tay xây dựng một khu vực ASEAN phát triển thịnh vượng.

Đây là một trong những nội dung được thống nhất tại Hội nghị cấp cao Hợp tác Mê Công - Nhật Bản lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đồng chủ trì hội nghị.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 23, chiều ngày 12/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và nước điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đã công bố chính thức thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi AC-PHEED với sự hỗ trợ tích cực của Nhật Bản.

Lãnh đạo các nước ASEAN đều bày tỏ mong muốn Ấn Độ sẽ hợp tác bảo đảm dòng chảy thương mại và đầu tư thông suốt, giảm thiểu tác động đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh Covid-19 trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, trong đó có Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (ATIGA).

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 21 chiều ngày 12/11, Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ đẩy mạnh triển khai “Chính sách hướng Nam mới” mở rộng với ưu tiên tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác với ASEAN.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 23 ngày 12/11, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác ứng phó hiệu quả dịch Covid-19 và triển khai các nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đặc biệt, năm 2021, đẩy mạnh liên kết thương mại, bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng khu vực, triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, ngày 12/11 đã diễn ra Lễ công bố Đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch Tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025, Khung phục hồi Tổng thể ASEAN và thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN.

Tại phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào ngày 12/11, các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam trong điều phối, dẫn dắt ASEAN giữ vững đà hợp tác, xây dựng trên ba trụ cột Cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác ứng phó và khắc phục hậu quả của dịch bệnh.

Sáng ngày 12/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan đã chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN tại các đầu cầu mỗi nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng hội nghị.

Trung tâm ASEAN về năng lượng (ASEAN Centre for Energy - ACE) và Hiệp hội Than thế giới (World Coal Association - WCA) vừa ký biên bản ghi nhớ (MOU) thời hạn 3 năm dưới sự lãnh đạo mới của cả hai tổ chức, nhằm ghi nhận tầm quan trọng chiến lược của khu vực ASEAN.

Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN diễn ra ngày 10/11, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua và ký kết Biên bản ghi nhớ về xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu để ứng phó với đại dịch Covid-19. Đây là một biện pháp cụ thể nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch. Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đã có cuộc chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề này.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan, ngày 10/11/2020, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có buổi đối thoại trực tuyến dưới hình thức “Ba bên (troika) mở rộng” với Thụy Sỹ.

Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 19 chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 đã được tổ chức vào ngày 10/11/2020 theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN.

Thông tin tại buổi họp báo về Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các HNCC liên quan chiều ngày 9/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng – Tổng thư ký Ủy ban quốc gia ASEAN 2020 cho biết: dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện tại Hội nghị lần này. Đây là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước tới nay.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN-Việt Nam tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN trù bị tổ chức sáng ngày 9/11 theo hình thức trực tuyến. Trưởng SOM các nước thành viên ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN cùng tham dự hoạt động này.

Mới đây, Ấn Độ đã đưa ra Kế hoạch Hành động Ấn Độ - ASEAN 2021-2025 với các mục tiêu thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia ASEAN. Trong kế hoạch này, rõ ràng là sẽ có sự hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, chống khủng bố... Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cần phải giải quyết những thách thức đang nổi lên trong lĩnh vực y tế và kiểm soát đại dịch, để bảo vệ cuộc sống của người dân trên khắp Nam Á.

Tối ngày 21/10/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Liên hợp quốc. Theo đó, ASEAN và Liên hợp quốc đều tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời đề cao hợp tác đa phương, cam kết tiếp tục nỗ lực xây dựng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Từ mỗi cuộc khủng hoảng đều có thể rút ra một bài học và đại dịch Covid-19 - một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có trong lịch sử - chắc chắn có nhiều bài học kinh nghiệm. Nhưng từ góc độ kinh tế, có thể thấy rằng những nước có nền tảng kinh tế mạnh nhất có cơ hội tốt nhất để thoát khỏi khủng hoảng một cách nguyên vẹn. Rất ít quốc gia trong ASEAN có thể tuyên bố sức mạnh kinh tế như Singapore.

Tại diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 35 diễn ra ngày 14/10 theo hình thức trực tuyến, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong ứng phó Covid-19, khẳng định tiếp tục hỗ trợ ASEAN phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội và thúc đẩy phục hồi bền vững.