Mô hình nào cho phát triển bền vững sân bay Long Thành

Ngày 19/10 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quy hoạch phát triển (PDI) đã phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững sân bay cửa ngõ quốc gia. Sự kiện thút hút hơn 100 đại biểu đến từ Ủy Ban kinh tế của Quốc hội, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, UBND tỉnh Đồng Nai, ACV… cùng các chuyên gia đến từ các tổ chức tư vấn của 3 châu lục Á, Âu và Mỹ.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

mo hinh nao cho phat trien ben vung san bay long thanh
Ông Đặng Huy Đông – Viện trưởng PDI

Phát biểu tại Hội thảo ông Đặng Huy Đông – Viện trưởng PDI cho biết “Một đất nước có sân bay cửa ngõ quốc gia phát triển vươn lên tầm sân bay chung chuyển quốc tế thì sân bay đó sẽ có những tác động và cơ hội phát triển kinh tế to lớn cho đất nước khi đó các khoản đầu tư ban đầu của Nhà nước vào sân bay không những được thu hồi mà còn có thể mang lại lợi nhuận 1 vốn 4 lời cho đất nước”.

“Công thức cho mô hình phát triển của các sân bay cửa ngõ quốc gia là gì? cần những điều gì để thành công? Điều gì có thể dẫn đến thất bại đối với một dự án cảng hàng không quốc gia? Việt Nam có lợi thế so sánh cạnh tranh gì để làm nên một sân bay chung chuyển quốc tế hay làm thế nào để huy động và sử dụng vốn thương mại từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và quốc tế mà không phải nhượng bộ chủ quyền quốc gia? Kết nối hàng không sẽ mở ra một chân trời mới để VN tăng tốc phát triển để trở thành một nền kinh tế toàn cầu ở thế kỷ 21 khát vọng này liệu có thể trở thành hiện thực?… tôi tin rằng, tại Hội thảo, các diễn giả sẽ cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng”, Ông Đặng Huy Đông khẳng định.

mo hinh nao cho phat trien ben vung san bay long thanh
Phối cảnh sân bay Long Thành

Theo quy hoạch tổng thể, sân bay Long Thành được xây dựng trên nền tảng công nghệ 4.0 và là sân bay có cấp độ 4F – cấp độ cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên để sân bay Long Thành phát triển bền vững và hoàn thành vai trò là một Cảng chung truyển các chuyên gia quốc tế đã trình bày nhiều mô hình thành công cùng với kinh nghiệm trong quá trình triển khai của một dự án sân bay trong khu vực và trên thế giới.

Tại Hội thảo Diễn giả đến từ Aerotropolis Business Concept LLC đã trình bày vai trò và tầm quan trọng cũng như những tác động lan tỏa đối với phát triển kinh tế xã hội vùng và quốc gia của các sân bay cửa ngõ Quốc gia. Theo đó nếu thế kỷ 20 sân bay cửa ngõ quốc gia chỉ là Trung tâm vận tải- “sân bay thành phố” thì bước sang thế kỷ 21 nó được xem là Cơ sở hạ tầng kinh doanh chiến lược – “Đô thị sân bay” và trở thành làn sóng thứ 5 và được xem là chìa khóa phát triển kinh tế.

Điển hình là sân bay Amstesrdam (Hà Lan) đã thu hút được 1000 tập đoàn đa quốc gia hay sân bay Dallas-Fort Worth nơi tập hợp đến 4 trụ sở thuộc Fortune 500 (top 500 DN lớn nhất Hoa Kỳ)… để có được vị thế như vậy các sân bay này đã xây dựng được chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với đó là các thế hệ máy bay hiện đại bay đường dài, thân rộng; các mô hình kinh doanh tân tiến cùng xu hướng “ngay lập tức”… góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh và trở thành kinh tế tốc độ và được đánh giá quan trọng ngang kinh tế quy mô.

Năm 2010 24% giá trị nền kinh tế của Dubai phụ thuộc vào hàng không và dự báo đến năm 2020 con số này sẽ đạt 32%. Dubai và Sigapore đang thách thức vị thế của các sân bay như Franfurt, London, New York và Tokyo trong vai trò các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó ông Akitake Fujita đến từ Công ty Arthur D.little đã chia sẻ những bài học thành công về sân bay cũng như kinh nghiệm cho Việt Nam: “Nếu những năm 1960 sân bay được định vị là trung tâm vận chuyển với yêu cầu an toàn và đúng giờ, năm 2000 được định vị là Trung tâm mua sắm thì năm 2015 nó đã Số hóa nhằm đảm bảo yêu cầu tốc độ và quản lý tổng thể. Có nhiều yếu tố để đánh giá một sân bay như: Thương mại, tài chính, kết nối, vận hành, đúng giá, vệ sinh, an toàn, trải nghiệm của khách hàng. Mỗi năm tổ chức Skytrax đều xếp hạng các sân bay tốt nhất trên thế giới dựa trên những yếu tố trên hiện top 5 sân bay đang đứng đầu thế giới đó là: Singapore Changi, Tokyo Haneda, Seoul Incheon; Doha Hamad và Hồng Kong”.

“Sân bay Changi Singapore đang chuẩn bị để trở thành sân bay “Airport 2035 đầu tiên trên thế giới với khái niệm đột phát “sân bay là trung tâm của một thành phố. Để phát triển một sân bay cửa ngõ mới cho Việt Nam, rất cần tới khả năng cùng lúc đón đầu xu hướng, sáng tạo và đổi mới để có được thành công”, ông Akitake Fujita chia sẻ.

Tại hội thảo nhiều vấn đề khác cũng đã được các chuyên gia tư vấn đưa ra như: tối ưu hóa mô hình sân bay mà cụ thể là sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất; Hệ thống kết nối sân bay; mô hình đầu tư cho các dự án sân bay, vấn đề huy động vốn cho dự án sân bay….

Hội thảo sẽ giúp các cơ quan hoạch địch chính sách đưa ra những quyết định phù hợp trong việc quy hoạch cũng như có các chính sách đầu tư phát triển các sân bay để đất nước bắt nhịp dòng chảy thời đại.

Chia sẻ thông tin với các phóng viên báo chí bên lề Hội thảo về dự án sân bay Long Thành , Ông Lại Xuân Thanh – Chủ tịch ACV- doanh nghiệp được giao chủ đầu tư việc xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cho biết: ‘Nếu được Quốc hội thông qua, ACV sẽ khởi công sân bay Long Thành đầu năm 2021. Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ 3 bước gồm: Báo cáo khả thi; nguồn lực và phương án khai thác sân bay Long Thành. Đối với nguồn lực chúng tôi có khoảng 37.000 tỷ đồng để dành riêng cho dự án sân bay Long Thành bên cạnh 71.000 tỷ đồng cho việc phát triển hệ thống các cảng hàng không đang khai thác khác.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận