![]() |
Ông Ng TianBeng, Phó Chủ tịch cao cấp kiêm Tổng giám đốc Công ty Dell EMC khu vực Nam Á và Hàn Quốc ,phát biểu tại hội nghị |
Hiện nay, đổi mới kỹ thuật số đang là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo và cũng là một nhân tố quan trọng để các doanh nghiệp trên toàn thế giới duy trì lợi thế cạnh tranh và sự cần thiết đối với khách hàng. Đó cũng là chủ đề được trao đổi với các nhà lãnh đạo ngành CNTT tại Việt Nam trong khuôn khổ của hội nghị lần này.
Thực tế rằng thế giới của chúng ta đang ở trong trạng thái thay đổi liên tục. Hiện nay, hoạt động đổi mới, sáng tạo đang diễn ra với một tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và các công ty cần phải ý thức rõ ràng rằng cán cân điều khiển đang nghiêng về phía khách hàng. Một Nghiên cứu về Chỉ số Sẵn sàng cho Tương lai của IDC vào năm 2015 do Dell tài trợ đã cho thấy vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của tính hiệu quả và tính kịp thời của việc cung cấp dịch vụ CNTT.
Một tổ chức “sẵn sàng cho tương lai\" có thể phản ứng trước những biến động thị trường nhanh hơn và được chuẩn bị tốt hơn để tự trở thành những nhân tố đột phá. IDC đã xác định được bốn cấp độ của tính sẵn sàng cho tương lai của doanh nghiệp là: Tạo ra tương lai, Tập trung vào tương lai, Hiểu về tương lai và Tập trung vào hiện tại. Theo thống kê của IDC, 16% số tổ chức được khảo sát thuộc nhóm Tập trung vào hiện tại, 32% Hiểu về tương lai, 33% Tập trung vào tương lai và 18% Tạo ra tương lai.
Ở thứ hạng thấp nhất, những công ty tập trung vào hiện tại chủ yếu xoay quanh những công nghệ cũ; trong khi “lướt trên những con sóng đổi mới kỹ thuật số” lại là những tổ chức Tạo ra tương lai - những công ty đi trước cuộc chơi bằng cách triển khai những nền tảng linh hoạt và dữ liệu lớn. Những nhóm công ty khác đang đánh mất đi nhiều lợi ích của sự sẵn sàng cho tương lai.
Dưới đây là ba yếu tố về mặt CNTT đang giúp các doanh nghiệp hiện nay gặt hái thành công: Công nghệ Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics - BDA) tạo ra những thông tin kinh doanh sâu sắc hơn BDA đóng vai trò một cổng giao tiếp để cung cấp dữ liệu đến đúng người, vào đúng thời điểm, trong khi phần lớn các tổ chức tiên tiến đều đang sử dụng BDA để tự động hóa các chức năng kinh doanh quan trọng nhằm nâng cao độ chính xác và hiệu quả. Chỉ số doanh nghiệp Sẵn sàng cho Tương lai (Future Ready Enterprise Index) đã phát hiện ra rằng, các tổ chức tập trung vào hiện tại có rất ít hoặc không có một chiến lược BDA, và bất kỳ kết quả nào của BDA đều chỉ có rất ít hoặc không có ảnh hưởng nào đối với người có thẩm quyền ra quyết định.
Ngược lại, những tổ chức Tạo ra tương lai đều đã triển khai một chiến lược BDA trên phạm vi toàn doanh nghiệp, đồng thời các kết quả được sử dụng một cách nghiêm túc bởi những người có thẩm quyền ra quyết định. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 98% số công ty Tạo ra tương lai đều truy cập vào BDA ở những thời điểm tối ưu trong khi chỉ có 58% số tổ chức Tập trung vào hiện tại thực hiện điều đó.
Để đảm bảo độ linh hoạt, khả năng khôi phục sau thảm họa kết hợp với mô hình làm việc di động, các tổ chức đang chuyển sang sử dụng môi trường điện toán đám mây.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hơn 50% số tổ chức Tạo ra tương lai ghi nhận rằng, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đã hỗ trợ BDA trong nội bộ doanh nghiệp của họ và phần lớn đã đạt được hiệu quả sử dụng tài nguyên cơ sở hạ tầng và dữ liệu cao hơn. Những yếu tố đó đã cho phép các tổ chức được khảo sát giám sát chặt chẽ hiệu quả sử dụng tài nguyên và hiệu suất, qua đó nâng cao năng suất làm việc và tối ưu hóa kết quả trên phạm vi toàn bộ tổ chức. Các công nghệ ảo hóa và tự động hóa được phát triển để xử lý các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng cũ, manh mún, nhưng khi những thiết bị lưu trữ và máy chủ mới được triển khai, một cơ sở hạ tầng hội tụ có thể góp phần đồng bộ hóa đáng kể các quy trình. Cơ sở hạ tầng đó tích hợp nhiều gói giải pháp phần cứng và phần mềm trở thành một gói giải pháp đồng bộ, duy nhất để doanh nghiệp khai thác ở bất kỳ quy mô nào. Ví dụ như, một tổ chức y tế có thể triển khai các hệ thống hồ sơ bệnh án y tế điện tử một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn và đồng thời triển khai một cơ sở hạ tầng để nhanh chóng phát triển các dịch vụ y tế mới, được cá nhân hóa và dựa vào thông tin.
Những tổ chức Tạo ra tương lai được khảo sát tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhấn mạnh rằng, mức độ hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng suất làm việc của nhân viên cao hơn là những lợi ích hàng đầu của một giải pháp cơ sở hạ tầng siêu hội tụ. Khi được kết hợp lại với nhau, những yếu tố công nghệ này trở thành những chiếc lá chắn ảo cho bộ phận CNTT có tư tưởng tiến bộ trong các doanh nghiệp.
Đảm bảo sự sẵn sàng cho tương lai là một cuộc hành trình, và việc di chuyển lên từng cấp độ cao hơn cho dù xuất phát điểm của bạn ở đâu đi nữa luôn mang lại hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, luôn có hai thành phần với vai trò căn bản quyết định sự thành công trên mọi cấp độ đó là: một khuynh hướng chiến lược để định hướng các quyết định kinh doanh (thay vì sự tập trung trong ngắn hạn vào việc cắt giảm chi phí) và một bộ phận CNTT có thể phối hợp làm việc chặt chẽ với bộ phận nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu trong tổ chức.