Khủng hoảng giá khí đốt làm lu mờ khủng hoảng giá dầu |
Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu trong cuộc thảo luận với 27 quốc gia thành viên đã cho biết rằng không thể tạo ra mức trần giá khí đốt mà không ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn hoặc an ninh nguồn cung.
Sau nhiều tranh cãi, tháng trước, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí giao nhiệm vụ cho Ủy ban châu Âu đề xuất mức trần giá khí đốt tạm thời trong sản xuất điện và hành lang giá tạm thời để giảm chi phí cho người tiêu dùng. Nhưng một thỏa hiệp giữa những nước như Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ muốn giới hạn và bên còn lại do Đức đi đầu phản đối điều đó có nghĩa là các điều kiện bổ sung được kèm theo, cụ thể là bất kỳ giới hạn nào không được ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn, dẫn đến tăng tiêu thụ khí đốt hoặc kích động nhà sản xuất định tuyến lại nguồn cung cấp ở nơi khác.
![]() |
Vấn đề này đã gây chia rẽ các nước EU trong nhiều tháng khi họ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đang dẫn đến lạm phát cao kỷ lục và đe dọa suy thoái trong khối. Sự phản đối cứng rắn của Đức và cơ quan điều hành quyền lực của khối ở Brussels đã khiến những người tìm cách giới hạn, cũng như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, người đã viết một bức thư cho người đứng đầu ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen rằng việc cung cấp nhanh chóng các kết quả cụ thể cho người dân và doanh nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu, do đó các đề xuất pháp lý cần thiết “càng sớm càng tốt”.
Theo các nhà ngoại giao châu Âu, thay vì giới hạn mức trần, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một “cơ chế điều chỉnh thị trường” tự nguyện, điều này không đi đủ xa đối với các quốc gia yêu cầu mức giới hạn để hạn chế mức tăng đột biến ngay lập tức. Các thông tin đều cho biết, có tới 15 quốc gia yêu cầu mức giới hạn đe dọa sẽ chặn các yếu tố khác trong thỏa thuận năng lượng tháng 10 của các nhà lãnh đạo, bao gồm việc tung ra các giao dịch mua chung và đưa ra mức giá chuẩn mới, miễn là ủy ban châu Âu không đưa ra mức giới hạn nhất định đề nghị. Đức và Hà Lan đã nhượng bộ nhiều để giảm giới hạn, nhưng ý tưởng hạ giới hạn vẫn có trong quyết định hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU.
Trong khi ý tưởng về cơ chế điều chỉnh thị trường giảm xuống dưới mức kỳ vọng của những người muốn can thiệp một cách dứt khoát vào giá thị trường, nó đã thu hút một cảnh báo từ Europex, hiệp hội các sàn giao dịch năng lượng châu Âu. Họ lo ngại cơ chế này sẽ dẫn đến sự suy giảm an ninh nguồn cung và rủi ro đối với sự ổn định tài chính.
Sau những gì dự kiến sẽ là một cuộc họp căng thẳng vào ngày 11/11 của các đại sứ quốc gia tại EU tại Brussels, các Bộ trưởng năng lượng của khối sẽ thảo luận về vấn đề này vào ngày 24/11. Nếu một thỏa thuận về giới hạn khí đốt vẫn còn nhiều tranh cãi, thì sẽ quay trở lại vấn đề này, với hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của các nhà lãnh đạo EU diễn ra vào ngày 15-16/12.