Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tập trung vào sự suy yếu của đồng nhân dân tệ

Các chuyên gia phân tích cho rằng, sự suy yếu của đồng nhân dân tệ sẽ là tâm điểm trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung vào cuối tháng 8 này, khi cả hai nước đang “vật lộn” với những biến động gần đây trên thị trường tiền tệ. Nhà kinh tế trưởng Robin Brooks tại Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc tế cho rằng, các cuộc đàm phán ở cấp độ trung bình “chính xác là bàn cách họ sẽ đối phó như thế nào với đồng nhân dân tệ”.

Vào sáng thứ Sáu (ngày 17/8) tại Châu Á, đồng đô la Mỹ được giao dịch quanh mức 6,89 so với đồng nhân dân tệ- một khoảng cách xa từ mức 7 là mức cuối cùng xảy ra hồi tháng 5 năm 2008. Đồng đô la đã tăng khoảng 6% so với đồng nhân dân tệ kể từ đầu năm nay, với phần lớn sự tăng giá diễn ra trong hai tháng qua. Đồng tiền của Trung Quốc đã suy yếu so với đồng USD do cả hai nước leo thang căng thẳng thương mại cũng như lãi suất tăng ở Mỹ thúc đẩy giá trị của đồng đô la.

\"dam

Tuy nhiên, các chuyên gia tiền tệ cho rằng, một đồng nhân dân tệ yếu sẽ thực sự xấu cho Trung Quốc vì nước này nhập khẩu hầu hết các thành phần từ phần còn lại của Châu Á. Vì vậy, bất kỳ thành phần sản xuất ào có giá bằng đồng tiền phi nhân dân tệ đều trở nên đắt đỏ hơn đối với doanh nghiệp trong nước, làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa của Trung Quốc. Ngoài ra còn có các khoản nợ của Trung Quốc bằng đồng đô la mà sẽ trở nên nặng nề hơn khi đồng nhân dân tệ suy yếu.

Các nhà phân tích cũng cho biết nhân dân tệ không bị định giá thấp trong môi trường toàn cầu hiện nay- nó chỉ đơn giản là là bị làm suy yếu cùng với các dữ liệu kinh tế từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Ngân hàng trung ương Trung Quốc thiết lập một tỷ giá hối đoái hàng ngày cho nhân dân tệ dựa trên giá gần đây và cho phép giao dịch so với đồng đô la trong một biên độ 2% trên hoặc dưới mức đó. Sự suy yếu gần đây của đồng nhân dân tệ đã thúc đẩy một số người nói rằng Trung Quốc đang cho phép đồng tiền của mình giảm giá- hoặc cố tình hoặc song song với các tín hiệu thị trường- khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đã đánh mạnh vào nền kinh tế. Nhà kinh tế Brooks dự đoán cả hai bên sẽ cố gắng tìm một con đường phía trước thì cho rằng “Trung Quốc về cơ bản đã mất giá trong hành trình trả đũa thuế quan mà Hoa Kỳ áp đặt” nhưng điều đó cuối cùng đã phản tác dụng. Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, Donald Trump cho biết ông sẽ đặt tên cho Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức. Nhưng lời lẽ hùng biện đó đã bị chinh phục nhiều hơn trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn CNBC vào tháng trước, ông Trump đã nói rằng “Ở Trung Quốc, tiền tệ của họ đang giảm như một tảng đá” và điều này đặt Hoa Kỳ vào thế bất lợi.

Thuế quan của Mỹ đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực trong tháng trước. Ngay đầu tháng này, chính quyền Trump đã đề xuất tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Cuộc đàm phán thương mại sắp tới có thể sẽ tập trung vào việc Trung Quốc có thể quản lý tiền tệ của mình như thế nào để có được sự giảm giá từ thuế quan của Mỹ. Theo nhận định của nhóm tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group đưa ra ngày 17/8, Bộ trưởng Tài chính quốc tế Mỹ David Malpass, người sẽ dần đầu cuộc đàm phán thương mại sắp tới, có khả năng sẽ cảnh báo Trung Quốc chống lại sự mất giá hơn nữa của đồng nhân dân tệ.

Nhưng Bắc Kinh sẽ nhấn mạnh rằng “Trung Quốc không tìm cách làm suy yếu đồng tiền mà cho phép tỷ giá hối đoái phản ứng với những áp lực của cuộc chiến thương mại, làm chậm tăng trưởng kinh tế trong nước và nới lỏng tiền tệ”-Eurasia phân tích. Rủi ro tiềm ẩn là Hoa Kỳ nêu rõ Trung Quốc buộc đồng nhân dân tệ phải đánh giá lại mức cao gần đây (đồng nhân dân tệ đã giảm 9% kể từ cuối tháng 4, một phần vì đồng đô la Mỹ tăng mạnh hơn). Bắc Kinh có thể sẽ bác bỏ những yêu cầu đó vì không thể thực hiện được khi đối mặt với áp lực thị trường. Tuy nhiên, việc đi đến thỏa hiệp trong cuộc đàm phán sẽ giúp Trung Quốc bởi vì một đồng nhân dân tệ yếu đi kèm với một loạt vấn đề khác phải giải quyết.

Trung Quốc về cơ bản là một quốc gia có tầng lớp trung lưu giàu có. Broooks cho rằng khi tỷ giá hối đoái song phương với đồng đô la Mỹ tiến về 7, vốn sẽ trở thành một vấn đề khi các nhà đầu tư sẽ rút vốn của họ ra khỏi đất nước nếu đồng nhân dân tệ trở nên quá yếu. Trong nửa cuối năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã gây sốc cho thị trường bằng cách phá giá tiền tệ của mình. Điều đó thúc đẩy các nhà đầu tư di chuyển tiền của họ ra nơi khác do lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc, tiếp tục làm suy yếu đồng nhân dân tệ. Bắc Kinh đang cố gắng để đảo chiều sự thiệt hại đó.

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc: Theo dõi sát, ứng phó phù hợp
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận