COVID, lúa mạch và cuộc chiến thương mại bất thường giữa Trung Quốc và Australia

Australia và Trung Quốc đang trong một cuộc chiến thương mại bất thường nhất. Hai nước đã trải qua một năm bằng thuế quan và thậm chí là một vài lệnh cấm nhập khẩu. Mọi thứ nóng lên vào tháng 4 năm ngoái khi Australia ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của COVID-19, khiến Bắc Kinh phản đối.

Để trả đũa, Trung Quốc đã tấn công lại lúa mạch của Australia, khiến Canberra đệ đơn tranh chấp lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chuyện tưởng như bình thường nhưng không phải vậy. Giống như tất cả các thành viên WTO, Australia biết Cơ quan Phúc thẩm đã ngừng hoạt động. Australia đã đệ đơn tranh chấp ba ngày trước khi Cơ quan này tê liệt vì không đủ thành viên cần thiết. Điều này có nghĩa là nếu Australia thắng, Trung Quốc có thể đưa vụ kiện vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý chỉ bằng cách kháng cáo.

Canberra đưa ra mức thuế tạm thời vào năm 2020 đối với nhôm, thép và giấy của Trung Quốc. Trung Quốc không đưa ra bất kỳ tranh chấp pháp lý nào tại WTO. Nhưng sau đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã thúc đẩy một cuộc điều tra về Covid-19 làm thay đổi cuộc chơi. Các cuộc tấn công trả đũa của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng. Các mặt hàng xuất khẩu thịt, lúa mạch, rượu vang, than đá, bông, gỗ tròn và tôm hùm của Australia đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp nhập khẩu của Trung Quốc, gần như chỉ trong một đêm. Sự trả đũa của Trung Quốc leo thang vào mùa thu. Lúa mạch của Australia bị xem xét kỹ lưỡng vì những lo ngại về sức khỏe và an toàn, và sau đó bị cấm, cùng với than, gỗ tròn và tôm hùm.

Australia khởi kiện tại WTO vào ngày 16/12/2020. Vụ kiện này khó hiểu vì ba lý do. Đầu tiên, Australia đã thách thức các thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Trung Quốc, chứ không phải là việc Bắc Kinh sử dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe, điều này đã dẫn đến lệnh cấm đối với lúa mạch vào tháng 8. Tranh chấp về các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn sẽ mang tính xung đột chính trị hơn nhiều, làm phức tạp thêm rất nhiều cuộc đàm phán. Thứ hai, Australia đã nộp đơn tại WTO, không theo Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Australia (ChAFTA). ChAFTA cung cấp các cuộc tham vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như đối thoại cấp cao về các biện pháp này. Do đó, Australia có thể đã nêu lên quan ngại của mình theo ChAFTA, nhưng thay vào đó, vụ việc được ghi nhận là tranh chấp thứ 598 của WTO kể từ năm 1995. Thứ ba, Australia đã yêu cầu tham vấn WTO mặc dù Trung Quốc có thể đưa vụ việc vào bế tắc bằng cách kháng cáo phán quyết. Cơ quan Phúc thẩm đã giảm xuống dưới số thành viên cần thiết chỉ ba ngày sau khi đơn khiếu kiện được nộp. Australia không có lý do gì để mong đợi rằng Cơ quan Phúc thẩm sẽ không bị chặn trong một năm, đây là mốc thời gian lý tưởng cho một phán quyết của ban hội thẩm.

Australia và Trung Quốc đều đã tham gia cái gọi là Thỏa thuận nhiều bên về giải quyết tranh chấp tạm thời (MPIAA). Thỏa thuận do Canada và Liên minh châu Âu (EU) tạo ra như một giải pháp tạm thời cho Cơ quan Phúc thẩm, được xây dựng trên quy trình của WTO để giải quyết tranh chấp thay thế. Nếu Australia thắng kiện trong vụ kiện tại WTO và Trung Quốc kháng cáo, hai nước sẽ sử dụng MPIAA thay cho Cơ quan Phúc thẩm đang hoạt động. Một vụ kiện thuộc MPIAA hứa hẹn sẽ nhận được sự chú ý đáng kể, do tính mới của cơ chế. Hơn nữa, một vụ kiện về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc, đặc biệt là của Australia, nước có 26 yêu sách pháp lý, sẽ là một vụ nổi tiếng, đề cập đến một số vấn đề mà Mỹ và những nước khác coi là trọng tâm của cải cách WTO. Trung Quốc cần trở lại bàn đàm phán để tránh xảy ra vụ việc gây xôn xao dư luận như thế này. Xấu hơn nữa là Australia có thể tiếp tục xảy ra tranh chấp về sức khỏe và an toàn.

Bắc Kinh có thể nhượng bộ chính xác từ Canberra. Hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại của Australia vào đầu năm 2020 đã không giúp được gì. Hai nước cần giải quyết vấn đề này theo ChFTA. Điều này sẽ báo hiệu cam kết của Trung Quốc đối với song phương và sự sẵn sàng làm việc mang tính xây dựng trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Thương mại Toàn diện Khu vực (RCEP) và một ngày nào đó có thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cả hai hiệp định đều có Australia là thành viên. Năm 2020 vừa qua đã gây ra một thiệt hại kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế của Australia. Vụ kiện của Canberra tại WTO, bất chấp việc Cơ quan Phúc thẩm bị tế liệt, là một cử chỉ mang lại cho Bắc Kinh cơ hội rút lui cuộc chiến thương mại bất thường.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận