Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/5: Chủ đề công nghiệp, thương mại được quan tâm

Công nghiệp, thương mại, thị trường là những chủ đề của ngành Công Thương được đề cập nhiều trên diễn đàn báo chí ngày 17/5.
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/5: “Điểm nhấn” 71 năm Ngày truyền thống ngành Công ThươngCông Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/4: Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộngCông Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/5: Cần thu hút doanh nghiệp sản xuất thép đầu tư vùng duyên hải miền Trung

Báo Hà Nội mới số ra sáng nay có bài “Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp triển vọng trong lĩnh vực điện tử”.

Tác giả bài báo trích báo cáo của Bộ Công Thương: Các doanh nghiệp điện tử hoạt động tại Việt Nam hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm điện tử thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti vi, máy giặt, điện thoại, máy in… Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện rất thấp, chỉ khoảng 5-10%.

“Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước…” - bài báo nêu.

“Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số kiểm tra hơn 3.000 vụ lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng lậu, với số tiền xử phạt hơn 20 tỷ đồng… là nội dung bài viết “Ngăn chặn những vi phạm gian lận trên sàn thương mại điện tử” đăng trên báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam.

Dự báo trong từ 2-3 năm tới, tỷ lệ gian lận trên thương mại điện tử sẽ chiếm từ 50-60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung, việc ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái không còn là vấn đề của một vài cá nhân, tổ chức hay công ty, mà là trách nhiệm của toàn xã hội và nhà nước.

Về vấn đề thị trường, báo điện tử VietnamNet lại có bài “Sườn que siêu rẻ, giá 35.000 đồng/kg tràn ngập thị trường”.

Bài báo đăng: Giá thịt lợn trong nước đang tăng mạnh, nhưng sườn que lại được bày bán tràn ngập trên thị trường với giá chỉ 35.000 đồng/kg. Mức giá này khiến các bà nội trợ không khỏi giật mình.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dù lượng thịt nhập khẩu những tháng cuối năm 2021 giảm đáng kể so với cùng kỳ. Nhưng tính đến hết tháng 11/2021, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 672,6 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,29 tỷ USD, tăng 0,9% về lượng và tăng 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng về chủ đề này, Báo Lao động lại đăng bài về giá xăng dầu một trong những vấn đề nóng của ngành Công Thương thời gian này với bài viết “Quỹ bình ổn âm rất sâu, lấy gì để "chặn" đà tăng của giá xăng dầu?”.

Tác giả bài báo viết: Theo số liệu của cơ quan quản lý, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu là gần 899 tỉ đồng. Trong quý đầu năm nay, số tiền các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trích lập vào quỹ là gần 602 tỉ, tuy nhiên, số tiền quỹ phải chi ra để bình ổn giá xăng dầu trên thị trường lên tới 1.671 tỉ đồng… Với các số liệu này, tính đến cuối tháng 3, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước đã rơi xuống mức âm 170 tỉ đồng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, liên Bộ Công Thương - Tài chính khi điều hành giá cần xem xét lại việc sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu sao cho phù hợp, linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tiếp tục giảm thêm thuế, phí để chặn đà tăng của giá xăng dầu.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận