Cổ phiếu bị gọi là “giấy lộn” - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long bức xúc

Tại ĐHCĐ thường niên Tập đoàn Hòa Phát diễn ra ngày 24-5, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã bức xúc khi cổ phiếu của Hòa Phát được gọi là “giấy lộn".
Tập đoàn Hòa Phát đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tôn mạ đi châu ÂuTập đoàn Hòa Phát nộp ngân sách nhà nước trên 5.200 tỷ trong 6 thángTập đoàn Hòa Phát lọt Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của ForbesTập đoàn Hoà Phát: Sẽ làm dự án sản xuất nhôm và nhà máy thép Dung Quất 3

Cụ thể, tại đại hội cổ đông lần này, nhiều cổ đông đòi lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát phải chia hết lợi nhuận, và việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu là không khác gì “giấy lộn”.

Về vấn đề này, ông Trần Đình Long, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Hòa Phát nói: "Tôi là cổ đông lớn nhất, tâm huyết nhất, nên nếu nói về tâm huyết trước sau như một thì trên thị trường chứng khoán tôi là người làm ăn nghiêm túc nhất, sống chết vì Hòa Phát”.

Hòa Phát trình cổ đông mục tiêu doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng năm 2022

Ông Long cũng cho biết, Hòa Phát có 161.000 cổ đông, lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông coi đây là minh chứng về uy tín của tập đoàn với hơn 30.000 nhân viên.

Ông Long nói tại đại hội cổ đông: Muốn phát triển lên quy mô lớn hơn thì phải có vốn. Không thể nói phát hành thêm cổ phiếu là phát hành bằng giấy lộn. Doanh thu một ngày của Hòa Phát khoảng 500 tỷ đồng, doanh thu thuộc hàng lớn nhất Việt Nam, bằng khoảng 4.000-5.000 công ty bình thường. Muốn làm thêm các dự án thì phải có vốn.

Trả lời thắc mắc của cổ đông việc công ty có lượng tiền mặt cao nhưng cổ tức thấp, Chủ tịch Trần Đình Long lý giải trong 46.000 tỷ đồng tiền mặt có sẵn, bắt buộc phải có 20.000 - 30.000 tỷ đồng là "tiền lỏng" (tức tiền không được hoạt động) luôn sẵn sàng để đảm bảo khả năng thanh toán. Số tiền này không được phép dùng kinh doanh, không dùng vào việc gì.

Ông Long cũng lý giải về việc chia cổ tức bằng tiền mặt 5% thay vì 10%: Hòa Phát xem xét công bố dự án Dung Quất 3, nên nhu cầu vốn rất cao.

Cụ thể, tại dự án Dung Quất 2, vốn cần cho dự án là 70.000 tỷ đồng, và doanh nghiệp vay được ngân hàng 35.000 tỷ đồng đã là mức kỷ lục tại thị trường ngân hàng Việt Nam.

Về kế hoạch kinh doanh năm nay, ban lãnh đạo Hòa Phát trình cổ đông mục tiêu doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Con số này tăng trưởng gần 7% về mặt doanh thu nhưng giảm từ 13% đến 28% về lợi nhuận.

Chủ tịch Trần Đình Long chia sẻ những khó khăn của ngành thép nên ban lãnh đạo công ty phải đặt ra mục tiêu thận trọng. Tuy nhiên, về dài hạn, Hòa Phát khẳng định sẽ không ngừng lại, sẽ liên tục tiến lên.

Tập đoàn đang triển khai dự án Dung Quất 2, đồng thời nghiên cứu về Hòa Phát 3 với công suất 6,5 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam.

Báo cáo của Hòa Phát cho thấy, doanh thu hợp nhất năm 2021 của tập đoàn đạt 150.865 tỉ đồng (tăng 65%), lợi nhuận sau thuế đạt 34.521 tỉ đồng (tăng 55,6%) so với cùng kỳ năm trước.

Đóng góp ngân sách của tập đoàn năm 2021 đạt khoảng 12.500 tỉ đồng, tăng hơn 70% so với cùng kỳ. Ba địa phương Tập đoàn Hòa Phát đóng góp ngân sách nhiều nhất là Quảng Ngãi, Hưng Yên và Hải Dương.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận