Câu chuyện kẻ thua, người thắng từ Hiệp định NAFTA mới

Trong tuần từ 28 đến 31/8, các cuộc đàm phán NAFTA đã bước vào giai đoạn quan trọng sau khi Hoa Kỳ và Mexico tuyên bố đạt được thỏa thuận song phương ngày 27/8, mở đường cho Canada quay lại bàn đàm phán nhằm cứu vãn hiệp định 24 tuổi chiếm 1,2 nghìn tỷ USD thương mại hàng năm của khu vực Bắc Mỹ. 
\"cau
Ảnh minh họa

Mexico là một thị trường xuất khẩu ngày càng quan trọng đối với Hoa Kỳ trong hầu hết thập kỷ vừa qua. Việc bảo đảm tiếp cận thị trường Hoa Kỳ tiếp tục được xem là một mục tiêu trong chính các nhóm ngành công nghiệp lớn của Mexico. Từ những khác biệt then chốt giữa thỏa thuận mới và NAFTA ban đầu có thể thấy câu chuyện kẻ thua, người thắng trong bức tranh chung của khu vực thương mại Bắc Mỹ.

Ô tô: đây là ngành cốt lõi trong mong muốn của Tổng thống Donald Trump về việc làm mới lại NAFTA, và thỏa thuận này đã tìm cách áp đặt các khuôn khổ đối với ngành công nghiệp ô tô giá rẻ của Mexico. Thỏa thuận mới yêu cầu 75% giá trị của một chiếc xe được sản xuất ở khu vực Bắc Mỹ, tăng so với ngưỡng NAFTA ban đầu là 62,5%. Bên cạnh việc làm cho các nhà sản xuất ô tô khó có thể lắp ráp ô tô ngoài khu vực Bắc Mỹ và vãn được tiếp cận miễn thuế đối với thị trường sinh lợi nhất- Hoa Kỳ- ngưỡng cao hơn cũng nhằm mục đích giữ phần nhiều hơn từ châu Á ra khỏi khu vực. Nó cũng quy định 40%-45% giá trị của một chiếc xe được thực hiện trong khu vực trả ít nhất 16 USD tiền công một giờ, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada có khả năng ngăn chặn sự dịch chuyển công suất ngành sang Mexico.

Một thỏa thuận phụ không chính thức là một phần của hiệp định sẽ cho phép Hoa Kỳ theo đuổi mức thuế an ninh quốc gia đối với ô tô Mexico và nhập khẩu SUV hàng năm hơn 2,4 triệu chiếc. Con số này vượt quá đáng kể tổng nhập khẩu năm 2017 và cho phép biên độ ngành của Mexico tăng trưởng nhưng đóng vai trò như một hạn ngạch. Thỏ thuận phụ cũng cho phép các khoản thuế an ninh quốc gia của Mỹ đánh vào phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Mexico khoảng hơn 90 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù vây, nếu chính quyền Trump lựa chọn cái gọi là thuế quan an ninh quốc gia theo mục 232 đối với nhập khẩu ô tô toàn cầu, Mexico có thể sẽ được bảo vệ tốt hơn các quốc gia khác. Hiệp định cũng yêu cầu sử dụng nhiều hơn thép, nhôm, thủy tinh và nhựa Bắc Mỹ so với bản NAFTA ban đầu. Thông qua các thỏa thuận phụ, hiệp định mới đẩy Bắc Mỹ tiến gần hơn dến “thương mại được quản lý”, một mô hình can thiệp nhiều hơn có thể mang lại lợi ích cho các công ty lớn.

Giải quyết tranh chấp: Mexico và Hoa Kỳ đã đồng ý loai bỏ một hệ thống tranh chấp chống bán phá giá, Chương 19 của NAFTA. Động thái này mà Trump hướng tới, đặt Canada ở vị thế khó khăn vì Thủ tướng Canada Justin Trudeau khăng khăng duy trì Chương 19 để chống lại thuế của Mỹ đối với gỗ, giấy và các sản phẩm khác mà họ coi là không công bằng. Điều này có thể gây áp lực lên Ottawa để nhượng bộ thị trường sữa trị giá 21 tỷ đô la Canada đang được bảo hộ của Canada. Hệ thống giải quyết tranh chấp NAFTA ban đầu giữa các nhà đầu tư và nhà nước đã được thu hẹp lại, hiện chỉ dành cho các tranh chấp liên quan chiếm đoạt, ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương và các ngành mà nhà nước chiếm ưu thế như dầu mỏ, điện và cơ sở hạ tầng.

Lao động: hiệp định này bao gồm các điều khoản lao động cưỡng chế yêu cầu Mexico tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế để tăng lương cho người Mexico, làm giảm sự hấp dẫn của Mexico như một địa điểm đầu tư về thâm dụng lao động. Các quy tắc lao động mạnh hơn và áp lực lương tăng lên có thể chuyển thành nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ hơn của Mexico.

Nông nghiệp: hiệp định này giữ cho Hoa Kỳ mở cửa miễn thuế đối với nông dân Mexico, các nhà xuất khẩu nông sản lớn nhất sang Hoa Kỳ.

Thương mại qua biên giới: hai bên đồng ý cho Mexico tăng gấp đôi ngưỡng giao hàng vận tải miễn thuế, với giá trị tối thiểu 100 USD. Điều này có khả năng mang lại lợi ích cho các công ty chuyển phát nhanh và các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon.com Inc (AMZN.O).

Tuổi thọ của hiệp định: không giống như hiệp định thương mại ban đầu, hiệp định mới có tuổi thọ 16 năm, và dự kiến rà soát 6 năm một lần để có thể kéo dài hiệp định thêm 16 năm nữa. Các khuôn khổ thương mại sẽ tăng áp lực lên Mexico và Canada để trở lại bàn đàm phán sau mỗi 6 năm.

Duy Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận