
Sau hơn một tháng khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và chủ sử dụng lao động (SDLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, 28.000 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã hỗ trợ đến người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, đơn vị và cơ quan BHXH các địa phương đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu năm 2021.

Các hoạt động thanh tranh chuyên ngành của bảo hiểm xã hội Việt Nam được đánh giá là đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đồng thời răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ra thông báo cho biết cơ quan này tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về việc có các đầu số khác nhắn tin, gọi điện và gửi đường link đăng nhập và một số ứng dụng, trang web xấu thông báo việc nhận trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản và thông tin cá nhân của người dân.

Hai năm vừa qua số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mạnh, gấp mấy lần so với hơn 10 năm trước đó. Qua đó cho thấy, công tác truyền thông, vận động người tham gia của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang có hướng đi đúng và hiệu quả.

Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” (VssID) và các dịch vụ công của ngành, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã điều chỉnh chức năng “Quên mật khẩu” trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam và ứng dụng VssID. Theo đó, người sử dụng có thể lấy lại mật khẩu qua email trong trường hợp quên mật khẩu.

Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hải Phòng đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về BHXH bắt buộc, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cũng đạt mức cao.

Nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa tổ chức 5 đoàn công tác đến làm việc tại 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Trước khó khăn của người lao động và người sử dụng lao động do dịch Covid-19, trong một tháng qua, chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã được ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai với tinh thần khẩn trương, hiệu quả.

Nhằm hỗ trợ cá nhân đã đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể chủ động lấy lại được mật khẩu để đăng nhập ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” (ứng dụng VssID) hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam mới đây đã triển khai hình thức cấp lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID qua phương thức nhắn tin đến đầu số 8079.

Trong những năm qua, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn trong lĩnh vực BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT).

Gần đây nhiều người dân nhận được tin nhắn có đầu số 052... thông báo việc nhận tiền trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trước thông tin này, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẳng định tin nhắn trên là của đối tượng lừa đảo, người dân cần nâng cao cảnh giác.

Hướng tới bao phủ toàn dân, phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dựa trên quyền được bảo đảm (an sinh xã hội) ASXH của người dân là một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng khẳng định vai trò đối với người dân, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Để nâng mức bao phủ BHYT trên địa bàn theo tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, đòi hỏi các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHYT.

Với mục tiêu phấn đấu để ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ra đời từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động thuộc khu vực phi chính thức đều được tham gia BHXH. Những năm gần đây, công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, ấn tượng.

An sinh xã hội (ASXH) là một trong những nội dung quan trọng được Đảng ta đề cập toàn diện, xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, việc thực hiện tốt các chính sách ASXH - trụ cột là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững.

Mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân thể hiện tính ưu việt, công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân của nước ta trong nhiều năm qua. Đặc biệt dưới sự tác động từ đại dịch Covid-19, quyền lợi tham gia BHYT của người dân vẫn được đảm bảo đúng đối tượng.

BHXH tỉnh Thái Nguyên là một trong những đơn vị đang duy trì được đà tăng trưởng đều ở các chỉ tiêu, bao gồm cả Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT).

Nhờ việc chủ động, tích cực triển khai công tác tiếp cận, truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tính đến hết tháng 9/2021, tỉnh Hòa bình đã có trên 13.000 người tham gia BHXH tự nguyện.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bắc Ninh đã triển khai những giải pháp linh hoạt, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) để người dân nhận thức rõ và tự nguyện tham gia.

Triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang tập trung cao độ, huy động tổng lực triển khai chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến với người lao động (NLĐ) với phương châm nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Thời gian qua, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ tham gia BHYT chưa bền vững; các nhóm đối tượng tham gia BHYT chưa đồng đều.

Nhờ có nhiều giải pháp linh hoạt trong tuyên truyền phát triển bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, Thanh Hóa là một trong số ít địa phương có số thu và số người tham gia tăng trưởng tích cực trong 7 tháng năm 2021.

Đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp, khó lường và tác động nặng nề đến việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động (NLĐ), hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Vì vậy, ngành bảo hiểm xã hội đang quyết tâm triển khai, hoàn thành các gói hỗ trợ, trong đó mới nhất là gói hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.