Nhìn chung, CVĐ đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mỗi ngành, đơn vị, từ đó góp phần đa dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền, vận động tại địa phương; góp phần thay đổi nhận thức và hành vi trong xã hội về ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.
![]() |
Nhiều mặt hàng trong nước sản xuất đã đến với các chợ tại Bắc Kạn |
Với một địa phương miền núi còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn, để đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng khu vực nông thôn, miền núi, Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn tập trung tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đây được đánh giá là hoạt động có nhiều ý nghĩa vì đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân miền núi, vùng cao. Từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nông thôn, giới thiệu thương hiệu và quảng bá sản phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng và sinh hoạt của người dân. Mặt khác, thông qua chương trình, giúp người tiêu dùng lựa chọn và ngày càng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, mang lại hiệu quả tích cực khi thực hiện CVĐ, tạo cầu nối để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng.
Mỗi phiên chợ diễn ra trong 4 ngày với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương, bao gồm các mặt hàng: Quần áo; chăn ga trải giường, thảm, đệm; giày, dép da; đồ may mặc; đồ gia dụng; nước tẩy rửa các loại; giống cây trồng, hoa, cây cảnh; bếp tiết kiệm củi… Đây đều là mặt hàng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Theo Sở Công Thương Bắc Kạn, sau các phiên chợ được tổ chức thường niên, hàng Việt Nam ngày càng tìm được chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng. Nếu như trước đây, bà con chỉ quan tâm đến mẫu mã, tác dụng và giá cả của các mặt hàng, ít để ý đến xuất xứ thì nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự tuyên truyền, vận động của các cấp, ngành chức năng nên khi mua bất cứ loại hàng hóa nào, bên cạnh những yếu tố kể trên, bà con đã quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, có sự ưu tiên trong lựa chọn sản phẩm cùng loại do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Doanh thu mỗi phiên chợ từ chỗ chưa đáng kể, đến nay đã lên đến con số hàng tỷ đồng. Đây là mức doanh thu lớn đối với một địa phương như Bắc Kạn.
Qua các phiên chợ hàng Việt cho thấy, tỷ lệ số người am hiểu về CVĐ chiếm khoảng 80%, điều đó phản ánh CVĐ tại vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn được nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm và biết đến rộng rãi. Những kết quả trên đã góp phần tạo thuận lợi trong quá trình triển khai CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được địa điểm để liên hệ làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, giúp sản phẩm đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn. |