Ba chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp tìm lối đi “hậu Covid”

Đại dịch kéo dài 2 năm qua đã buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải trau dồi năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) nhằm ứng phó tức thời và xa hơn là chuẩn bị năng lực đón đầu các “cơn sóng thần” sau đại dịchh.

Tiến sĩ Mark Marone - Giám đốc Nghiên cứu của Dale Carnegie toàn cầu - cho biết, năng lực thích ứng linh hoạt là việc các tổ chức thu thập thông tin để hành động, đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện những thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu của môi trường kinh doanh. Agility chính là nền tảng quản trị cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh và thành công cho nhiều doanh nghiệp. Để xây dựng năng thích ứng linh hoạt, doanh nghiệp cần phối hợp hai yếu tố nền tảng: Con người và công nghệ.

Ba chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp tìm lối đi “hậu Covid”
Sự thành công của mô hình LOL bắt nguồn từ phương châm lấy khách hàng làm trung tâm - một nhân tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được Agility

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie Việt Nam, cho hay, yếu tố con người sẽ làm chủ và tối ưu công nghệ, bao gồm thông tin, hệ thống và quy trình. Trong khi đó, ba chân kiềng: Sự bền bỉ và sức bật của đội ngũ (Resilience), trí tuệ xã hội (Social Intelligence), công cụ và quy trình (Tools & processes), sẽ kết hợp cùng năng lực hành động để thích ứng (Capacity to act) nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra nền tảng vững chắc cho Agility.

Tuy nhiên, khi áp dụng khái niệm Agility vào thực tiễn, các doanh nghiệp cần có những lối mở sáng tạo hơn cho riêng mình. “Có ba xu hướng nổi bật giúp doanh nghiệp tìm thấy lối đi mới trong bối cảnh nhiễu loạn của thị trường, được dự đoán sẽ còn kéo dài hơn sau 2 năm dịch bệnh hoành hành” - bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh nói.

Thứ nhất, sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực chất. Covid-19 đã buộc người tiêu dùng toàn cầu hạn chế các hoạt động giải trí, thắt chặt chi tiêu theo hướng tiết kiệm, an toàn và tăng tích lũy phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. Theo đó, mọi sản phẩm - dịch vụ ngày nay đều cần đặt giá trị cốt lõi mang lại cho người tiêu dùng lên hàng đầu.

Thứ hai, mô hình kinh doanh có khả năng ứng biến. Trong báo cáo về năng lực thích ứng, tiến sĩ Mark Marone đã đưa ra nhận xét về tính không ngại thay đổi của của các tổ chức có năng lực Agility. Họ mong đợi được hoạt động trong một môi trường mà hướng phát triển không bị đóng khung.

Lấy dẫn chứng về Air Asia là một doanh nghiệp nắm bắt được tinh thần này, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh nêu, tinh thần không ngại thay đổi của hãng hàng không giá rẻ này là bài học điển hình cho nhiều doanh nghiệp đang muốn thay đổi mô hình kinh doanh trước những diễn tiến khó lường của đại dịch.

Thứ ba, trực tuyến hóa dịch vụ. Trong ba xu thế thích ứng, hướng đi trực tuyến hoá sản phẩm và dịch vụ là phổ biến nhất bởi tính dễ áp dụng của nó. Trước bối cảnh tác động của đại dịch, các dịch vụ như huấn luyện viên cá nhân, trị liệu tâm lý, đào tạo... buộc phải thay đổi phương thức hoạt động để tiếp tục duy trì kinh doanh.

Để đóng góp vào quá trình trực tuyến hóa dịch vụ, là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Dale Carnegie Việt Nam luôn nỗ lực tạo ra những giá trị thông qua sự thích ứng và tiên phong trong đại dịch. Dale Carnegie đã nghiên cứu, triển khai giải pháp Live Online Learning (LOL) - một mô hình huấn luyện trực tuyến hiệu quả.

“Khác với những mô hình học online qua các video thu sẵn, LOL được tiến hành trực tiếp với tương tác thật giữa người học và chuyên gia huấn luyện. Cơ chế này giải quyết được hầu hết nhược điểm của hình thức học online khác” - bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh chia sẻ, đồng thời thông tin, hệ thống bài giảng của Dale Carnegie toàn cầu với hơn 70 nội dung khác nhau sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Việc tập trung gia tăng trải nghiệm khách hàng ở mức tối đa đã giúp LOL tạo nên đột phá so với các hình thức huấn luyện online khác.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận