Như Ngân hàng Thế giới đã dự báo, khu vực châu Phi cận Sahara có nguy cơ bị suy thoái lần đầu tiên sau 25 năm. Sự kết nối của châu Phi đối với các nền kinh tế bị ảnh hưởng ở Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Mỹ đang gây ra hiệu ứng lan truyền. Do đó, khu vực này có nguy cơ mất một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 2,58 nghìn tỷ USD. Tăng trưởng có thể giảm do nhiều lý do từ Covid-19 mà trong đó nổi bật là sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ có khoảng 15% xuất khẩu của châu Phi có thể được tiếp cận đến các nước châu Phi khác.
Trong khi đó, xuất khẩu giữa các quốc gia châu Á là khoảng 58% và đang tăng lên. Ngoài ra, thương mại giữa các quốc gia ở châu Âu chiếm 67% tổng thương mại giao dịch. Rõ ràng, thương mại nội địa ở lục địa lớn thứ hai thế giới là ít hơn mức cần thiết.
![]() |
Tuy nhiên, một cơ hội tồn tại ở lục địa này để có thể tận dụng tối đa lợi thế giao dịch trong nội địa, trong khi chờ xử lý khi các giao dịch quốc tế sẽ quay trở lại. Một AfCFTA được thực hiện tốt sẽ dẫn đến một chặng đường dài trong việc giảm sự phụ thuộc của châu Phi vào hầu hết các nền kinh tế khác trên toàn cầu, do đó thúc đẩy sự giàu có trong khu vực này. Có lẽ vì những lý do này, Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi vẫn đang được thúc đẩy mạnh mẽ, bất chấp sự tàn phá của Covid-19. Hiệp định sẽ có hiệu lực theo kế hoạch vào tháng 6. Liên minh châu Phi đang cố gắng đảm bảo thời hạn này sẽ không bị hoãn lại. Covid-19 có thể khiến châu Phi thiệt hại 22 tỷ USD trong GDP nếu xảy ra kịch bản cơ sở và mất tới 88,3 tỷ USD nếu xảy ra kịch bản tồi tệ nhất. Điều này tương đương với mức tăng trưởng GDP dự kiến từ 0,7 đến 2,8 điểm phần trăm vào năm 2020. Cú sốc sẽ tiếp tục siết chặt không gian tài chính khi thâm hụt được ước tính sẽ tăng thêm 3,5 đến 4,9 điểm phần trăm, làm tăng khoảng cách tài chính của châu Phi thêm 110 tỷ USD đến 154 tỷ USD.
Thế giới trong giai đoạn Covid-19 đã ít nhiều đóng cửa và quan hệ thương mại đã giảm đáng kể. Sẽ mất rất nhiều thời gian và rất nhiều việc phải làm trước khi mọi thứ có thể trở lại bình thường. Khó có thể dự đoán được tác động của đại dịch khi thế giới vẫn đang vật lộn để đối phó với nó. Nỗ lực dự báo ảnh hưởng của Covid-19 đối với AfCFTA cũng là một thách thức không kém.
Tuy nhiên, có những cơ sở dẫn đến việc tin rằng Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi sẽ được thực hiện theo kế hoạch vào ngày 1/7/2020. Covid-19 đã chứng minh rằng không ai có thể ở một mình và không một quốc gia nào có thể một mình chống lại đại dịch. Các nước đang phát triển và trên thực tế, các quốc gia công nghiệp hóa, đều phụ thuộc vào thương mại quốc tế để tiếp cận với công nghệ quan trọng, vật tư y tế, thuốc men và vắc-xin để cứu bệnh nhân mắc Covid-19. Do đó, các chuyên gia tin rằng một hiệp định AfCFTA hiệu quả có thể cho phép công nghệ phát triển nhanh chóng. Một chế độ AfCFTA hiệu quả có thể thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các chính sách thương mại và y tế công cộng để ngăn chặn sự leo thang của đại dịch và cứu sống con người, thông qua (i) tính toán chính sách và phối hợp thông tin và (ii) các chế độ thương mại, đầu tư và tạo thuận lợi thương mại được thực hiện tốt.
Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và đã tạo ra các điều kiện giao dịch kém. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rõ ràng bị ảnh hưởng nhất ở lục địa này. Kết quả là, châu Phi có thể bị mất khoảng 20 triệu việc làm trên quy mô rộng hơn, theo một nghiên cứu của Liên minh châu Phi (AU). Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi phải thúc đẩy cách tiếp cận khu vực để phát triển thương mại, công nghiệp, kinh doanh và chăm sóc sức khỏe cho toàn lục địa. Hiệp định này phải tạo ra một môi trường thuận lợi để chủ động định hình và tạo ra các thị trường mang lại sự tăng trưởng bền vững và toàn diện.
Ví dụ, một AfCFTA được triển khai đầy đủ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho các chuỗi giá trị khu vực châu Phi và các nhà sản xuất hàng đầu khu vực. Từ đó có thể hình thành các nhà sản xuất hàng đầu về dược phẩm có thể hỗ trợ thương mại liên khu vực vì lợi ích kinh tế cùng có lợi nhưng cũng hỗ trợ đầu tư tại lục địa. Các công ty dược phẩm châu Phi có cơ hội sản xuất thuốc generic (theo cách mà Ấn Độ đã làm).
Trong các liên minh hợp tác khu vực, đại diện của châu Phi tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể đoàn kết thành một khối. Bằng cách này, những nỗ lực to lớn được thực hiện để phát triển AfCTFA sẽ không bị lãng phí. Hoặc, họ có thể loại bỏ các hạn chế và quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với các loại thuốc và vắc-xin thiết yếu. Các biện pháp như vậy có thể giúp bù đắp các dự án kinh tế tiềm năng của các quốc gia. Nếu thành công, Ủy ban Kinh tế Liên hiệp quốc về châu Phi ước tính rằng thỏa thuận AfCFTA sẽ thúc đẩy thương mại nội bộ châu Phi thêm 52,3% vào năm 2022.
Châu Phi có con đường phía trước để thiết lập và định hình cách thức hoạt động thương mại của mình. Tổng thư ký Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi, đã kêu gọi châu Phi không nản lòng trước những tác động rắc rối của Covid-19, từ góc độ thương mại. Nam Phi kêu gọi người châu Phi xem tình hình hiện tại đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại toàn cầu, thị trường vốn, chuỗi cung ứng và sức khỏe cộng đồng là một cơ hội chứ không phải là một cuộc khủng hoảng. Thông qua AfCFTA, các nước châu Phi có cơ hội cấu hình lại chuỗi cung ứng của mình, để giảm sự phụ thuộc vào nước khác và đẩy nhanh việc thành lập chuỗi giá trị khu vực sẽ thúc đẩy thương mại nội bộ châu Phi.
Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi mang đến cho châu Phi cơ hội đối mặt với những thách thức phát triển kinh tế và thương mại quan trọng đã làm cho tỷ lệ thương mại nội địa rất thấp. Thật vậy, việc chung tay để chuyển đổi thương mại trong phạm vi châu Phi sẽ chứng tỏ nhiều lợi ích hơn so với các giao dịch ở nước ngoài. Ước tính rằng các chính phủ châu Phi có thể mất 20 đến 30% doanh thu tài chính, tương đương khoảng 500 tỷ USD trở lên. Xuất khẩu và nhập khẩu được dự kiến sẽ giảm ít nhất 35% so với mức của năm 2019, gây ra tổn thất trong giá trị thương mại khoảng 270 tỷ USD. Cuộc chiến chống lại Covid-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng chi tiêu công ít nhất là 130 tỷ USD.
Các nền kinh tế châu Phi thúc đẩy các nền kinh tế châu Phi khác chắc chắn là một điểm cộng tại thời điểm này. Rất nhiều thứ có thể được bù đắp nếu ca cao Ghanaian có thể được xuất khẩu đến Nigeria và nếu đồ uống của Lesotho có thể được đưa đến Burundi. Tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ để dự đoán liệu thỏa thuận thương mại có thể bù đắp cho những gì mà bị mất trong trận chiến chống Covid-19 hay không. Các nước châu Phi được kêu gọi xuất khẩu thuốc để ưu tiên bán trên thị trường châu Phi. Thị trường nội địa châu Phi có thể giúp giảm thiểu một số tác động tiêu cực của Covid-19 thông qua việc hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài, đặc biệt là trong dược phẩm và thực phẩm cơ bản. Châu Phi chi 16 tỷ USD cho thuốc hàng năm, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và các nước khác ở châu Âu và châu Á để cung cấp dược phẩm. Hiện tại, một số thị trường này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nếu các quốc gia châu Phi bắt đầu tự sản xuất thuốc và bán bên trong nội địa khu vực thì sẽ không chỉ rẻ hơn mà còn giúp đảm bảo chất lượng và cung cấp an toàn hơn.
Một số nhà phân tích đã đưa ra khuyến nghị châu Phi nên có ý thức hơn về phân phối thực phẩm trong những thời gian thử thách này. Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi, trong tương lai, có thể làm rất nhiều để có thể đạt được điều này. Trong số hơn một chục quốc gia châu Phi là nhà xuất khẩu thực phẩm ròng, chỉ một số ít trong số họ xuất khẩu sản phẩm trong khu vực. Mặc dù một số biên giới hiện đang đóng cửa, mọi thứ có thể được đảo ngược để hạn chế sự phụ thuộc của châu Phi vào thế giới phương tây. Do đó, cả châu Phi cần duy trì động lực trên AfCFTA như một cơ chế để xây dựng khả năng phục hồi trong dài hạn và tăng khả năng kiểm soát nội bộ ví dụ như thông qua gia tăng thương mại nội bộ đối với các thực phẩm cơ bản.