Theo đó, SME tại ASEAN và Việt Nam cần áp dụng 3 chiến lược tăng trưởng chủ chốt. Thứ nhất, vận hành thông minh với các công nghệ mới như kết nối vạn vật quy mô công nghiệp, in 3D và hợp đồng phát triển trên nền tảng blockchain có thể giúp nâng cao năng suất lao động tại nhà máy, tối đa hóa chuỗi cung ứng và hiệu quả thực thi dự án. Thứ hai, chiến lược go-to-market trên nền số hóa với các giải pháp bao gồm phân khúc vi mô (micro-segmentation), định vị vị trí địa lý (geo-targeting), thực tế ảo tăng cường (augmented reality) có thể giúp điểm tiếp xúc trong suốt hành trình trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa và nhắm đúng mục đích hơn. Thứ ba, mở rộng hoạt động ra nước ngoài, trong đó bao gồm việc phát triển các giải pháp nguồn cung ứng mới, đưa sản phẩm đến phân khúc thị trường mới, thiết lập mối quan hệ hợp tác (như tham gia vào các chương trình hạ tầng xuyên quốc gia) có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng.
![]() |
Thiết lập mối quan hệ hợp tác mới - yếu tố quan trọng trong kinh doanh |
“Những chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp quy mô vừa ở cấp độ phát triển cao với sự hiện diện mạnh mẽ ở thị trường nội địa mở rộng phạm vi hoạt động ra các thị trường trong khu vực” - báo cáo của Standard Chartered nêu rõ.
Ông Nirukt Sapru - Tổng giám đốc Việt Nam và Nhóm 5 nước ASEAN, Nam Á (Ngân hàng Standard Chartered) - nhìn nhận, Việt Nam là quốc gia cởi mở với hoạt động thương mại. Doanh nghiệp SME trong nước có thể nắm bắt và tận dụng cơ hội này, đồng thời, tự bảo vệ trước các thách thức xảy đến bằng cách theo đuổi chiến lược như đầu tư vào công nghệ và tìm kiếm thị trường mới.
Ông Nirukt Sapru - Tổng giám đốc Việt Nam và Nhóm 5 nước ASEAN, Nam Á (Ngân hàng Standard Chartered): Việt Nam là quốc gia cởi mở với hoạt động thương mại và doanh nghiệp quy mô vừa trong nước có môi trường hoạt động thuận lợi. |